Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh là ai?
Chức trách của chức danh Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự được quy định theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2017/TT-BTP như sau:
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thành phố.
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật trong việc lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; bảo đảm để Cục Thi hành án dân sự hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh được xác định theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BTP quy định như sau:
Lưu ý: Mức phụ cấp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính theo hệ số so với mức lương tối thiểu phù hợp với từng thời điểm do Nhà nước quy định.
Căn cứ trên quy định hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh là 1,00.
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ cụ thể như thế nào?
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ cụ thể được quy định theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2017/TT-BTP như sau:
Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự
1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật trong việc lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; bảo đảm để Cục Thi hành án dân sự hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan;
b) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự; quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trên địa bàn; thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật;
c) Tổng kết thực tiễn công tác quản lý của đơn vị, kiến nghị và tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế quản lý cũng như cơ chế chính sách quản lý các hoạt động của đơn vị;
d) Lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch, chương trình công tác; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
...
Như vậy, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan;
- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự; quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trên địa bàn; thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật;
- Tổng kết thực tiễn công tác quản lý của đơn vị, kiến nghị và tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế quản lý cũng như cơ chế chính sách quản lý các hoạt động của đơn vị;
- Lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch, chương trình công tác; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?