Mức lương tối thiểu giờ áp dụng cho người lao động tại vùng 1? Người lao động làm việc tại địa bàn nào được áp dụng mức lương tối thiểu giờ vùng 1?

Mức lương tối thiểu giờ áp dụng cho người lao động tại vùng 1 là bao nhiêu? Người lao động làm việc tại địa bàn nào được áp dụng mức lương tối thiểu giờ vùng 1? Công ty có nhiều chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu như thế nào?

Mức lương tối thiểu giờ áp dụng cho người lao động tại vùng 1 là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Như vậy, theo quy định trên, mức lương tối thiểu giờ áp dụng cho người lao động tại vùng 1 là 23.800 đồng/giờ.

Theo đó, mức lương tối thiểu giờ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP được hiểu là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Mức lương tối thiểu giờ áp dụng cho người lao động tại vùng 1? Người lao động làm việc tại địa bàn nào được áp dụng mức lương tối thiểu giờ vùng 1?

Mức lương tối thiểu giờ áp dụng cho người lao động tại vùng 1? (Hình từ Internet)

Người lao động làm việc tại địa bàn nào được áp dụng mức lương tối thiểu giờ vùng 1?

Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:

1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các thành phố Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;
- Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An.
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
...

Như vậy, theo quy định trên, người lao động làm việc tại các địa bàn sau đây được áp dụng mức lương tối thiểu giờ vùng 1:

(1) Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;

(2) Các thành phố Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;

(3) Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;

(4) Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;

(5) Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;

(6) Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;

(7) Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;

(8) Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

(9) Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An.

Công ty có nhiều chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, quy định như sau:

Mức lương tối thiểu
...
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp công ty có nhiều chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

Lương tối thiểu giờ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức lương tối thiểu giờ là gì? Mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu giờ áp dụng cho người lao động tại vùng 1? Người lao động làm việc tại địa bàn nào được áp dụng mức lương tối thiểu giờ vùng 1?
Pháp luật
Tiền lương tối thiểu giờ tại TPHCM hiện nay là bao nhiêu? Tăng mức lương tối thiểu giờ TPHCM lên bao nhiêu từ ngày 1 7 2024?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu giờ từ 01/7/2024 ra sao khi tăng lương tối thiểu vùng? Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu giờ cao nhất?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu tính theo giờ đối với người lao động làm việc tại vùng 1 là bao nhiêu đồng/giờ?
Pháp luật
Dự kiến mức lương tối thiểu theo giờ đối với người lao động từ ngày 01/7/2022 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lương tối thiểu giờ
370 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương tối thiểu giờ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương tối thiểu giờ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào