Mức hưởng học bổng chính sách đối với học viên khuyết tật là bao nhiêu? Trình tự cấp, xét học bổng chính sách dành cho học viên khuyết tật được quy định như thế nào?
Mức hưởng học bổng chính sách đối với học viên khuyết tật là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về mức hưởng học bổng chính sách như sau:
"Điều 9. Học bổng chính sách
2. Mức hưởng:
a) Đối với sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật: Mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng;
b) Đối với học viên là thương binh thuộc hộ nghèo học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật: Mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng."
Như vậy theo điểm a khoản này thì mức học bổng chính sách đối với học viên khuyết tật bằng 80% mức lương cơ sở/tháng.
Học bổng chính sách đối với học viên khuyết tật
Trình tự cấp, xét học bổng chính sách dành cho học viên khuyết tật được quy định như thế nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 5 Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về trình tự xét, cấp học bổng như sau:
- Đối với học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông báo cho học viên về chế độ học bổng chính sách, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn học viên nộp hồ sơ theo quy định. Mỗi học viên chỉ phải nộp một bộ hồ sơ một lần để đề nghị cấp học bổng trong cả thời gian học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
+ Đối với học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) trình cơ quan quản lý trực tiếp phê duyệt, tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm đúng quy định, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có trách nhiệm thông báo cho người học trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
+ Đối với học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục: Học viên làm đơn đề nghị (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi theo học để xác nhận vào đơn trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn và hướng dẫn học viên gửi hồ sơ về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi học viên có hộ khẩu thường trú. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng chính sách và xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi cơ quan tài chính cùng cấp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo cho người học trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
+ Trường hợp học viên không nộp đủ hồ sơ theo quy định thì chỉ được chi trả học bổng chính sách tính từ ngày cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định và không được truy lĩnh học bổng chính sách đối với thời gian đã học từ trước thời điểm học viên nộp đủ hồ sơ theo quy định.
Kinh phí thực hiện học bổng chính sách dành cho học viên khuyết tật được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện học bổng chính sách như sau:
- Kinh phí thực hiện học bổng chính sách quy định tại Nghị định này được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước của lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước;
- Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc các bộ, ngành trung ương quản lý;
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên theo chế độ cử tuyển không phân biệt cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang theo học thuộc các bộ, ngành trung ương hoặc do địa phương quản lý; kinh phí thực hiện chế độ học bổng chính sách đối với học viên là thương binh, người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật thuộc địa phương quản lý, học sinh các trường dự bị đại học thuộc địa phương quản lý;
- Kinh phí thực hiện chế độ học bổng chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm. Ngân sách trung ương hỗ trợ theo nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm soát hải quan là các biện pháp do cơ quan nào áp dụng theo quy định của pháp luật hải quan?
- Đối ngoại quốc phòng nhằm mục đích gì? Nhiệm vụ của đối ngoại quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào?
- Tổng nguồn vốn của hợp tác xã có phải là tiêu chí phân loại hợp tác xã? Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp?
- Yêu cầu quản lý sức khỏe người lao động được quy định như thế nào? Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm những gì?
- 09 nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông từ 01/01/2025?