Mức hỗ trợ đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do sạt lở, lũ lụt là bao nhiêu?
- Mức hỗ trợ đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do sạt lở, lũ lụt là bao nhiêu?
- Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sữa chữa nhà ở đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn như thế nào?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội hay không?
Mức hỗ trợ đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do sạt lở, lũ lụt là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
...
Như vậy, mức hỗ trợ đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do sạt lở, lũ lụt mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
Mức hỗ trợ đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do sạt lở, lũ lụt là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sữa chữa nhà ở đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện sau đây:
- Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện như sau:
- Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ;
- Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết.
- Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
- Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
- Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội hay không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 36 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng quy định tại Nghị định này. Giao cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng theo Mẫu số 10a, 10b, 10c, 10d ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này.
3. Quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm đưa ra quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?