Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân là bao nhiêu?
- Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân là bao nhiêu?
- Ai có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân?
- Việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí đóng bảo hiểm y tế đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân như thế nào?
Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-BCA quy định về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế
Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là Nghị định số 70/2015/NĐ-CP), cụ thể là:
1. Bằng 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật.
2. Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; học viên Công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP, cụ thể bằng 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân.
Lưu ý: quy định này không áp dụng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan được cử đi công tác, học tập và được cấp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh tại nước ngoài (theo điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2016/TT-BCA).
Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 43/2016/TT-BCA quy định về trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:
Trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho cán bộ, chiến sĩ theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Cán bộ, chiến sĩ thuộc đối tượng hưởng lương trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với trợ cấp thai sản khi sinh con, nhận con nuôi hoặc đang hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (do Bộ Y tế ban hành) thì do quỹ bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế căn cứ vào mức tiền lương, phụ cấp tháng của cán bộ, chiến sĩ nghỉ thai sản, ốm đau.
3. Cán bộ, chiến sĩ được cử đi công tác, học tập tại nước ngoài và được cấp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh thì không phải đóng bảo hiểm y tế; thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế cho đến ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền điều động cán bộ, chiến sĩ trở lại Công an đơn vị, địa phương công tác.
Việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí đóng bảo hiểm y tế đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 43/2016/TT-BCA quy định việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí đóng bảo hiểm y tế như sau:
Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí đóng bảo hiểm y tế
1. Hằng năm, căn cứ lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế quy định tại Điều 3 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP và Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi chung là Quyết định số 1167/QĐ-TTg), Công an đơn vị, địa phương xây dựng dự toán kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho cán bộ, chiến sĩ, gửi về Cục Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Kinh phí đóng bảo hiểm y tế được phân bổ và giao cho các đơn vị, địa phương trong dự toán chi an ninh thường xuyên hằng năm. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền theo Luật Ngân sách nhà nước, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện việc giao dự toán thu, chi kinh phí bảo hiểm y tế cho Công an đơn vị, địa phương.
3. Đầu mỗi quý, Công an đơn vị, địa phương chuyển kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho cán bộ, chiến sĩ vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân. Chậm nhất ngày 31 tháng 12 hằng năm, Công an đơn vị, địa phương phải thực hiện xong việc đóng bảo hiểm y tế của năm đó.
4. Hằng quý, sau khi đối chiếu số liệu thu nộp và số thẻ bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân, Công an đơn vị, địa phương lập báo cáo quyết toán kinh phí đóng bảo hiểm y tế gửi Cục Tài chính để tổng hợp, quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí đóng bảo hiểm y tế đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân được thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?