Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được phân loại như thế nào? Theo dõi, rà soát kết quả đánh giá tuân thủ theo hình thức nào?

Cho tôi hỏi mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan là gì? Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được phân loại như thế nào? Theo dõi, rà soát kết quả đánh giá tuân thủ theo hình thức nào? Câu hỏi của anh N.M.K (An Giang).

Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan là gì?

Mức độ tuân thủ pháp luật được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 81/2019/TT-BTC như sau:

Giải thích từ ngữ
...
4. Mức độ tuân thủ là kết quả đánh giá phân loại của cơ quan hải quan về chấp hành pháp luật của người khai hải quan trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
...

Theo đó, mức độ tuân thủ là kết quả đánh giá phân loại của cơ quan hải quan về chấp hành pháp luật của người khai hải quan trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được phân loại như thế nào? Theo dõi, rà soát kết quả đánh giá tuân thủ theo hình thức nào?

Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan (Hình từ Internet)

Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được phân loại như thế nào?

Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được quy định tại Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BTC như sau:

Phân loại mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
Người khai hải quan được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật như sau:
1. Mức 1: Doanh nghiệp ưu tiên.
2. Mức 2: Tuân thủ cao.
3. Mức 3: Tuân thủ trung bình.
4. Mức 4: Tuân thủ thấp.
5. Mức 5: Không tuân thủ.

Theo đó, người khai hải quan được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật như sau:

- Mức 1: Doanh nghiệp ưu tiên.

- Mức 2: Tuân thủ cao.

- Mức 3: Tuân thủ trung bình.

- Mức 4: Tuân thủ thấp.

- Mức 5: Không tuân thủ.

Cơ quan hải quan theo dõi, rà soát kết quả đánh giá tuân thủ của người khai hải quan theo các hình thức nào?

Hình thức theo dõi, rà soát kết quả đánh giá tuân thủ của người khai hải quan được quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 81/2019/TT-BTC như sau:

Cách thức đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
1. Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được hệ thống công nghệ thông tin tự động đánh giá vào 00 giờ hàng ngày tại Tổng cục Hải quan trên cơ sở tích hợp, xử lý dữ liệu thông tin hải quan theo các tiêu chí đánh giá tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Điều 11 Thông tư này và theo nguyên tắc như sau:
a) Doanh nghiệp được đánh giá là doanh nghiệp ưu tiên (Mức 1) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC và Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 01 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;
b) Người khai hải quan được đánh giá tuân thủ pháp luật lần đầu hoặc điều chỉnh các lần tiếp theo vào Mức 2 hoặc Mức 3 hoặc Mức 4 khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tương ứng quy định tại Phụ lục II hoặc Phụ lục III hoặc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Người khai hải quan được đánh giá hoặc điều chỉnh giảm mức độ tuân thủ vào Mức 5 khi đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Việc điều chỉnh tăng mức độ tuân thủ từ Mức 5 thực hiện như sau:
c.1) Trường hợp có một trong những hành vi quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn trong thời gian 365 ngày, kể từ ngày thay đổi mức tuân thủ trước đó, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật tối đa 01 mức;
c.2) Trường hợp có một trong những hành vi quy định tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn trong thời gian 365 ngày, kể từ ngày thay đổi mức tuân thủ trước đó, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật lên mức 4. Các lần đánh giá tuân thủ tiếp theo thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này;
c.3) Trường hợp không có một trong những hành vi quy định tại Mục I Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật lên mức tuân thủ tương ứng.
2. Trường hợp hệ thống gặp sự cố, kết quả đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan được xác định theo kết quả đánh giá của ngày hôm trước liền kề với ngày phát sinh sự cố.
3. Cơ quan hải quan theo dõi, rà soát kết quả đánh giá tuân thủ của người khai hải quan theo các hình thức dưới đây:
a) Lựa chọn ngẫu nhiên người khai hải quan để thực hiện phân tích, đánh giá, điều chỉnh mức độ tuân thủ của người khai hải quan theo tiêu chí đánh giá tuân thủ tại Điều 11 Thông tư này;
b) Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan liên quan về quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan để xác minh thông tin phát sinh.
...

Theo đó, cơ quan hải quan theo dõi, rà soát kết quả đánh giá tuân thủ của người khai hải quan theo các hình thức dưới đây:

- Lựa chọn ngẫu nhiên người khai hải quan để thực hiện phân tích, đánh giá, điều chỉnh mức độ tuân thủ của người khai hải quan theo tiêu chí đánh giá tuân thủ tại Điều 11 Thông tư 81/2019/TT-BTC.

- Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan liên quan về quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan để xác minh thông tin phát sinh.

Khai hải quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi vi phạm quy định về khai hải quan bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Quy định về nơi làm thủ tục khai hải quan? Khai hải quan là gì? Trường hợp khai hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu?
Pháp luật
Mẫu tờ khai bổ sung hồ sơ hải quan sau thông quan là mẫu nào? Khai bổ sung sau thông quan trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất khi hàng hóa đã được thông quan là mẫu nào?
Pháp luật
Trường hợp nào được khai hải quan trên giấy? Đăng ký tờ khai hải quan bằng những phương thức nào?
Pháp luật
Mẫu Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan? Hướng dẫn cách ghi?
Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan điện tử hàng hóa xuất khẩu? Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu gồm những gì?
Pháp luật
Mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
Pháp luật
Mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu công cụ dụng cụ? Có phải báo cáo quyết toán, thông báo định mức thực tế đối với công cụ dụng cụ nhập khẩu không?
Pháp luật
Giám định hàng hóa là gì? Người khai hải quan được sử dụng những dịch vụ giám định hàng hóa nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp mua hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa nhưng không làm thủ tục hải quan tại thời điểm mua bán hàng hóa có phải kê khai bổ sung hồ sơ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai hải quan
19,648 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào