Mục đích thành lập Ngân hàng chính sách là gì? Ngân hàng chính sách có mức vốn pháp định là bao nhiêu?
Mục đích thành lập Ngân hàng chính sách là gì?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có nêu như sau:
Ngân hàng chính sách
1. Chính phủ thành lập ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
2. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách.
3. Ngân hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định trên thì ngân hàng chính sách sẽ do Chính phủ thành lập và sẽ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Mục đích thành lập Ngân hàng chính sách (Hình từ Internet)
Ngân hàng chính sách có mức vốn pháp định là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng như sau:
Mức vốn pháp định
1. Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
2. Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
3. Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
5. Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
6. Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
7. Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
8. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
9. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Theo đó thì ngân hàng chính sách sẽ có mức vốn pháp định là 5.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Chính sách Xã hội được hoạt động ngoại hối trong nước mà không phải xin chấp thuận trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 29 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (Được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN) về hoạt động ngoại hối của ngân hàng chính sách có nêu như sau:
Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Chính sách Xã hội
1. Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước mà không phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay;
b) Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ;
c) Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng;
d) Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; Dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
đ) Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;
e) Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; Nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ;
g) Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;
h) Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối;
i) Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác;
k) Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác.
2. Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế mà không phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Thanh toán, chuyển tiền quốc tế;
b) Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế;
c) Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với hợp đồng mua bán ngoại tệ, giao dịch hoán đổi ngoại tệ đã giao kết và thực hiện với khách hàng trong nước;
3. Đối với các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế:
a) Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện có thời hạn đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, bao gồm các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế ngoài các hoạt động ngoại hối quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trên cơ sở Ngân hàng Chính sách Xã hội đáp ứng đủ điều kiện và hồ sơ như đối với ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e khoản 1 Điều 10 và điểm a, c, d, đ, e khoản 4 Điều 11 Thông tư này;
...
Theo đó thì ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước mà không phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước trong các hoạt động sau:
- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay;
- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ;
- Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng;
- Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; Dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
- Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;
- Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; Nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ;
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;
- Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối;
- Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác;
- Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?