Mục đích sử dụng chó nghiệp vụ của ngành Hải quan là gì? Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan kiểm tra những đối tượng nào?

Tôi có câu hỏi là theo quy định hiện nay thì mục đích sử dụng chó nghiệp vụ của ngành Hải quan là gì? Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan kiểm tra những đối tượng nào? Câu hỏi của anh Quốc Khánh đến từ Bình Dương.

Mục đích sử dụng chó nghiệp vụ của ngành Hải quan là gì?

Căn cứ tại Điều 1 Quy định về quy trình sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về mục đích sử dụng chó nghiệp vụ như sau:

Mục đích sử dụng chó nghiệp vụ
Chó nghiệp vụ (CNV) là công cụ hỗ trợ của lực lượng Hải quan được sử dụng để phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, chất nổ và các hàng cấm khác qua biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan Hải quan.

Như vậy, theo quy định trên thì chó nghiệp vụ của ngành Hải quan là công cụ hỗ trợ của lực lượng Hải quan được sử dụng để phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, chất nổ và các hàng cấm khác qua biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan Hải quan.

chó nghiệp vụ

Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan (Hình từ Internet)

Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan kiểm tra những đối tượng nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quy định về quy trình sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về đối tượng kiểm tra của chó nghiệp vụ như sau:

Đối tượng kiểm tra của chó nghiệp vụ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (sau đây gọi tắt là hàng hóa) nghi vấn cất giấu ma túy, chất nổ và các vật phẩm bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là các loại hàng cấm).
2. Người, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng nghi vấn cất giấu, vận chuyển các loại hàng cấm.
3. Kho tàng, bến bãi, nơi cất giữ hàng hóa xuất nhập khẩu trong địa bàn hoạt động hải quan nghi vấn cất giấu các loại hàng cấm.

Như vậy, theo quy định trên thì chó nghiệp vụ của ngành Hải quan kiểm tra những đối tượng sau:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (sau đây gọi tắt là hàng hóa) nghi vấn cất giấu ma túy, chất nổ và các vật phẩm bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là các loại hàng cấm).

- Người, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng nghi vấn cất giấu, vận chuyển các loại hàng cấm.

- Kho tàng, bến bãi, nơi cất giữ hàng hóa xuất nhập khẩu trong địa bàn hoạt động hải quan nghi vấn cất giấu các loại hàng cấm.

Huấn luyện viên sử dụng chó nghiệp vụ của ngành Hải quan có những nhiệm vụ nào?

Căn cứ tại Điều 7 Quy định về quy trình sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về nhiệm vụ của huấn luyện viên sử dụng chó nghiệp vụ như sau:

Nhiệm vụ của huấn luyện viên sử dụng chó nghiệp vụ
Trách nhiệm của huấn luyện viên: người và CNV có mặt đúng giờ, với trang bị đầy đủ, sẵn sàng thực hiện theo mệnh lệnh của cán bộ lãnh đạo tại hiện trường. Huấn luyện viên sử dụng CNV theo các quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành; sử dụng CNV đúng việc, đúng chỗ, đúng thời điểm, phát huy năng lực phòng ngừa tội phạm và phát hiện hàng cấm của CNV.
1. Sử dụng CNV để tuần tra, kiểm tra, khám xét theo kế hoạch, quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 9 của quy định này.
2. Thực hiện đúng quy trình, thao tác nghiệp vụ đã được huấn luyện; có thái độ văn minh lịch sự, tôn trọng và có ý thức bảo vệ tài sản của khách hàng.
3. Khi CNV phát hiện có nguồn hơi các loại hàng cấm phải thông báo ngay cho công chức hải quan phối hợp kiểm tra biết và thực hiện các biện pháp bảo vệ, khẩn trương lục soát thu giữ tang vật, truy bắt đối tượng. Báo cáo ngay cho lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo

Như vậy, theo quy định trên thì Huấn luyện viên sử dụng chó nghiệp vụ của ngành Hải quan có những nhiệm vụ sau:

- Sử dụng chó nghiệp vụ để tuần tra, kiểm tra, khám xét theo kế hoạch, quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 9 của Quy định này.

- Thực hiện đúng quy trình, thao tác nghiệp vụ đã được huấn luyện; có thái độ văn minh lịch sự, tôn trọng và có ý thức bảo vệ tài sản của khách hàng.

- Khi chó nghiệp vụ phát hiện có nguồn hơi các loại hàng cấm phải thông báo ngay cho công chức hải quan phối hợp kiểm tra biết và thực hiện các biện pháp bảo vệ, khẩn trương lục soát thu giữ tang vật, truy bắt đối tượng. Báo cáo ngay cho lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo

Chó nghiệp vụ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng được ăn những gì? Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên không?
Pháp luật
Khi chó nghiệp vụ ngành Hải quan không còn đáp ứng được những yêu cầu huấn luyện, sử dụng thì có bắt buộc phải tiêu hủy hết không?
Pháp luật
Đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ phải đảm bảo được những điều kiện gì? Việc huấn luyện do cơ quan có thẩm quyền nào thực hiện?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan phát hiện hàng cấm trong hàng hóa nhưng đối tượng đó được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan huấn luyện thể lực và kỷ luật bằng những động tác cơ bản nào? Nội dung tập thể lực được quy định như thế nào?
Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ của ngành Hải quan có cần phải thường xuyên thay đổi các tình huống tập luyện không?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan tại các đơn vị cơ sở được đánh giá bằng phương pháp nào? Chó nghiệp vụ này đạt loại giỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Mục đích sử dụng chó nghiệp vụ của ngành Hải quan là gì? Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan kiểm tra những đối tượng nào?
Pháp luật
Mức ăn một tháng của chó nghiệp vụ Becgiê Đức của cơ quan Kiểm lâm làm công tác bảo vệ rừng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chó nghiệp vụ
942 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chó nghiệp vụ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào