Mục đích lập hành lang bảo vệ nguồn nước tại các sông, suối là gì? Xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối thế nào?
Mục đích lập hành lang bảo vệ nguồn nước tại các sông, suối là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 43/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện các chức năng sau đây:
a) Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước;
b) Phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước;
c) Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước;
d) Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.
2. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định cho toàn bộ hành lang hoặc từng đoạn của hành lang theo yêu cầu bảo vệ nguồn nước.
3. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước được thể hiện trong Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước và là căn cứ để xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của Nghị định này.
Theo quy định nêu trên thì hành lang bảo vệ nguồn nước tại sông, suối được lập để thực hiện các chức năng sau đây:
- Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước;
- Phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước;
- Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước;
- Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.
Mục đích lập hành lang bảo vệ nguồn nước tại các sông, suối là gì? (Hình từ Internet)
Xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối thế nào?
Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối thì tại Điều 9 Nghị định 43/2015/NĐ-CP có nêu như sau:
(1) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước thì phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
- Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
- Không nhỏ hơn 05m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;
- Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ;
- Trường hợp đoạn sông, suối đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được nêu ở trên.
(2) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
- Không nhỏ hơn 20m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
- Không nhỏ hơn 15m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.
(3) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối có chức năng quy định bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.
(4) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối có chức năng tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước.
(5) Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất.
(6) Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các mục (1), (2), (3) và (4) nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của các công trình đó về phía bờ.
(7) Trường hợp kênh, rạch thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì thực hiện lập và quản lý hành lang bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.
(8) Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
Thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối thế nào?
Về việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối thì sẽ thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 13 Nghị định 43/2015/NĐ-CP như sau:
Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác
1. Việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện đối với các đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề; hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung.
2. Hằng năm, căn cứ vào Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn và xây dựng phương án, kinh phí cắm mốc chi tiết sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch.
3. Phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước có các nội dung chính sau đây:
a) Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước trên sơ đồ mặt bằng;
b) Tọa độ, địa danh hành chính, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000;
c) Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có);
d) Phương án tổ chức, huy động vật tư, vật liệu, trang thiết bị, nhân lực, giải pháp kỹ thuật để triển khai trên hiện trường;
đ) Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện;
e) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa theo phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt; bàn giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý, bảo vệ.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Noel cho bé? Noel 2024 vào thứ mấy trong tuần? Lễ Noel vào ngày bao nhiêu âm 2024?
- Mẫu Quyết định khen thưởng cán bộ công chức viên chức cuối năm? Mức tiền thưởng cán bộ công chức viên chức theo Quyết định 786?
- Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có những nội dung nào? Được áp dụng với những đối tượng nào?
- 5+ đoạn văn thể hiện cảm xúc bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ hay, chọn lọc lớp 5?
- Hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì xử phạt như đối với cá nhân hay tổ chức vi phạm?