Mục đích hoạt động của Liên đoàn Thể dục Việt Nam là gì? Ngôn ngữ chính thức của Liên đoàn được quy định thế nào?
Mục đích hoạt động của Liên đoàn Thể dục Việt Nam là gì?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Thể dục Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 182/QĐ-BNV năm 2013 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Liên đoàn Thể dục Việt Nam (sau đây gọi tắt là Liên đoàn) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể dục thể thao, tự nguyện, tập hợp các Liên đoàn, các Hội Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao ở các địa phương, các Câu lạc bộ và các tổ chức khác để phát triển phong trào Thể dục và Khiêu vũ Thể thao trong cả nước.
2. Liên đoàn hoạt động nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, thể lực cho quần chúng, góp phần nâng cao thành tích và vị thế của Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới.
Theo đó, mục đích hoạt động của Liên đoàn Thể dục Việt Nam là rèn luyện sức khỏe, thể lực cho quần chúng, góp phần nâng cao thành tích và vị thế của Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới.
Liên đoàn Thể dục Việt Nam (Hình từ Internet)
Ngôn ngữ chính thức của Liên đoàn Thể dục Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Thể dục Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 182/QĐ-BNV năm 2013 quy định về ngôn ngữ như sau:
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức của Liên đoàn là tiếng Việt, ngôn ngữ giao dịch quốc tế là tiếng Anh. Các văn bản chính thức được làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh đều có giá trị pháp lý như nhau.
Theo quy định trên, ngôn ngữ chính thức của Liên đoàn Thể dục Việt Nam là tiếng Việt, ngôn ngữ giao dịch quốc tế là tiếng Anh.
Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Thể dục Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 182/QĐ-BNV năm 2013 về nhiệm vụ của Liên đoàn như sau:
Nhiệm vụ của Liên đoàn
1. Tuyên truyền phổ biến các nguyên tắc cơ bản của Liên đoàn Thể dục, Thể hình và Khiêu vũ Thể thao Thế giới, Châu Á, Đông Nam Á; chấp hành các quy định của Điều lệ Liên đoàn Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao Thế giới, Châu Á, Đông Nam Á phù hợp với pháp luật Việt Nam và Hiến chương Olympic quốc tế với tinh thần vì sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người.
2. Tham gia các hoạt động do Liên đoàn Thể dục, Thể hình, Cử tạ và khiêu vũ Thể thao Thế giới, Châu Á, Đông Nam Á tổ chức như thi đấu, tập huấn, hội thảo, chống dùng thuốc kích thích, chống thô bạo trong thi đấu. Hàng năm nộp tiền niên liễm cho Liên đoàn Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao Thế giới, Châu Á, Đông Nam Á.
3. Đề xuất, phối hợp với các cơ quan nhà nước về thể dục thể thao và các tổ chức kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật để:
a) Phát triển phong trào tập luyện môn Thể dục, Thể hình, Cử tạ và khiêu vũ Thể thao cho mọi đối tượng, đặc biệt là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên giúp phần nâng cao sức khỏe, rèn luyện phẩm chất, ý chí;
b) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc theo hướng xã hội hóa và dần chuyên nghiệp hóa, điều hành các cuộc thi đấu ở các cấp theo sự ủy quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao;
c) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, quản lý, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài, cử vận động viên các đội tuyển Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao tham gia thi đấu quốc tế.
...
6. Tham gia với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quản lý các Hoạt động hợp tác quốc tế với các Liên đoàn Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao Thế giới, các Liên đoàn Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao các nước trong khu vực và các đối tác khác trong xây dựng và phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế về các môn thể dục trực thuộc Liên đoàn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của các tổ chức quốc tế.
7. Phát triển các hội viên tổ chức, bao gồm các Liên đoàn, Hiệp hội, Câu lạc bộ địa phương; khuyến khích, giúp đỡ và chỉ đạo các tổ chức Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao ở các tỉnh, thành, đơn vị về chuyên môn và nghiệp vụ.
8. Huy động các nguồn lực xã hội, thu hút các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để phát triển các môn thể dục trực thuộc Liên đoàn, tổ chức các hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoạt động thể dục theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí hoạt động cho Liên đoàn.
9. Quan tâm và bảo vệ lợi ích chính đáng của các hội viên trong Liên đoàn phù hợp với quy định của pháp luật.
10. Kiến nghị và phối hợp với các cơ quan chức năng xét phong tặng các danh hiệu theo quy định.
11. Công nhận thành tích thi đấu thể thao, đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài các môn Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao.
Như vậy, Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?