Mức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đang hưởng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
- Mức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đang hưởng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
- Ai có trách nhiệm xác minh thông tin về mức bảo hiểm xã hội được hưởng của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
- Trường hợp cá nhân không được hưởng bảo hiểm xã hội thì có bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản không?
Mức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đang hưởng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 8 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
1. Cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức.
2. Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng bảo hiểm xã hội.
Đồng thời căn cứ Điều 11 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Tỷ lệ khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân
Việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập có thể tiến hành nhiều lần, tỷ lệ như sau:
1. Đối với tiền lương, bảo hiểm xã hội tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền lương, bảo hiểm xã hội được hưởng.
2. Đối với những khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 50% tổng số thu nhập.
Theo quy định, cá nhân đang được hưởng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập.
Việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập có thể tiến hành nhiều lần, đối với cá nhân đang hưởng bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền bảo hiểm xã hội được hưởng.
Mức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đang hưởng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm xác minh thông tin về mức bảo hiểm xã hội được hưởng của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Trách nhiệm xác minh thông tin về mức bảo hiểm xã hội được hưởng của cá nhân bị cưỡng chế được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức xác minh thông tin về tiền lương, thu nhập, mức bảo hiểm xã hội được hưởng của cá nhân bị cưỡng chế để làm căn cứ ra quyết định cưỡng chế.
2. Cá nhân bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các tổ chức, cá nhân liên quan phải cung cấp thông tin về tiền lương, thu nhập, mức bảo hiểm xã hội của cá nhân bị cưỡng chế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.
Như vậy, theo quy định, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm xác minh thông tin về mức bảo hiểm xã hội được hưởng của cá nhân bị cưỡng chế để làm căn cứ ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Lưu ý: Cá nhân bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân liên quan phải cung cấp thông tin về mức bảo hiểm xã hội của cá nhân bị cưỡng chế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.
Trường hợp cá nhân không được hưởng bảo hiểm xã hội thì có bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản không?
Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được quy định tại Điều 18 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
1. Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
2. Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
Như vậy, theo quy định, trường hợp cá nhân không được hưởng bảo hiểm xã hội thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá nếu đáp ứng thêm các điều kiện sau:
- Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập một cơ quan, đơn vị, tổ chức;
- Không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?