Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 103 Luật Đất đai 2024 quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi như sau:
Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
1. Đối với cây hằng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đối với cây trồng đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và đơn giá bồi thường;
2. Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.
Đối với cây lâu năm là loại cho thu hoạch nhiều lần mà đang trong thời kỳ thu hoạch thì mức bồi thường được tính bằng sản lượng vườn cây còn chưa thu hoạch tương ứng với số năm còn lại trong chu kỳ thu hoạch và đơn giá bồi thường;
3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.
Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
...
Theo đó, mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.
Bên cạnh đó, đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào? (Hình từ Internet)
Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2024 thì hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là chính sách của Nhà nước nhằm trợ giúp cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển ngoài các khoản đã bồi thường theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Theo Điều 108 Luật Đất đai 2024 quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
+ Hỗ trợ ổn định đời sống;
+ Hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh;
+ Hỗ trợ di dời vật nuôi;
+ Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;
+ Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 111 Luật Đất đai 2024:
Trường hợp người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở và được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư nhưng tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để được giao một suất tái định cư tối thiểu.
+ Hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời theo quy định tại khoản 3 Điều 105 Luật Đất đai 2024:
Tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn.
- Ngoài việc hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Đất đai 2024, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp, mức hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất đối với người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản cho từng dự án cụ thể.
Trường hợp nào không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất?
Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2024 như sau:
- Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 81, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 của Luật Đất đai 2024.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập trong thời hạn hiệu lực của thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai 2024.
- Tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn.
Chủ sở hữu tài sản quy định tại khoản 3 Điều 105 Luật Đất đai 2024 này được hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác mà chủ sở hữu công trình xác định không còn nhu cầu sử dụng trước thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc nộp hồ sơ thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo các hình thức nào?
- Phải xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước bao nhiêu lâu theo quy định hiện nay?
- Xe máy chuyên dùng gồm những xe nào 2025? Điều kiện xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ ra sao?
- Các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 175? Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng?
- Yêu cầu chung về quản lý xả nước thải sau xử lý ra môi trường là gì? Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?