Một tổ chức tín dụng kinh doanh dịch vụ ngoại hối được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho bao nhiêu tổ chức kinh tế?
- Một tổ chức tín dụng kinh doanh dịch vụ ngoại hối được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho bao nhiêu tổ chức kinh tế?
- Tổ chức tín dụng làm đại lý chi trả ngoại tệ thực hiện chi trả cho người hưởng thụ bằng đồng Việt Nam được không?
- Khi người thụ hưởng có nhu cầu nhận bằng đồng Việt Nam thì tỷ giá chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam được quy định như thế nào?
Một tổ chức tín dụng kinh doanh dịch vụ ngoại hối được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho bao nhiêu tổ chức kinh tế?
Một tổ chức tín dụng kinh doanh dịch vụ ngoại hối được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho bao nhiêu tổ chức kinh tế, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 34/2015/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế
1. Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ chỉ được ủy quyền cho tổ chức tín dụng, không được ủy quyền cho tổ chức kinh tế khác làm đại lý chi, trả ngoại tệ.
2. Tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ không được ủy quyền lại việc chi, trả cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác.
3. Một tổ chức tín dụng, một tổ chức kinh tế có thể làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho một hoặc nhiều tổ chức tín dụng được phép.
4. Một tổ chức tín dụng chỉ được làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho một tổ chức kinh tế.
5. Trường hợp hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ ký với tổ chức ủy quyền hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ phải chấm dứt hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ với tổ chức ủy quyền đó.
6. Trường hợp hợp đồng nhận và chi, trả ngoại tệ ký với đối tác nước ngoài hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn, tổ chức kinh tế phải chấm dứt hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ với đối tác nước ngoài đó.
Như vậy, theo quy định trên thì một tổ chức tín dụng kinh doanh dịch vụ ngoại hối được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho một tổ chức kinh tế.
Một tổ chức tín dụng kinh doanh dịch vụ ngoại hối được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho bao nhiêu tổ chức kinh tế? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng làm đại lý chi trả ngoại tệ thực hiện chi trả cho người hưởng thụ bằng đồng Việt Nam được không?
Tổ chức tín dụng làm đại lý chi trả ngoại tệ thực hiện chi trả cho người hưởng thụ bằng đồng Việt Nam được không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 34/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2016/TT-NHNN như sau:
Hoạt động của đại lý chi, trả ngoại tệ
1. Tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng được phép được nhận ngoại tệ tiền mặt từ tổ chức tín dụng được phép, tổ chức kinh tế ủy quyền. Tổ chức tín dụng được phép làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng được phép khác được nhận ngoại tệ tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tổ chức tín dụng được phép, tổ chức kinh tế ủy quyền.
2. Tổ chức làm đại lý chi, trả ngoại tệ thực hiện chi trả cho người thụ hưởng bằng ngoại tệ tiền mặt hoặc đồng Việt Nam tiền mặt theo tỷ giá do tổ chức ủy quyền quy định.
3. Việc ứng tiền để chi, trả cho người thụ hưởng thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ ký giữa tổ chức tín dụng được phép, tổ chức kinh tế ủy quyền và tổ chức làm đại lý chi, trả ngoại tệ.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ thực hiện chi trả cho người hưởng thụ bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do tổ chức ủy quyền quy định.
Khi người thụ hưởng có nhu cầu nhận bằng đồng Việt Nam thì tỷ giá chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam được quy định như thế nào?
Khi người thụ hưởng có nhu cầu nhận bằng đồng Việt Nam thì tỷ giá chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 34/2015/TT-NHNN như sau:
Phí chuyển tiền, tỷ giá áp dụng
1. Phí chuyển tiền:
a) Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ thỏa thuận với đối tác nước ngoài để hưởng phí dịch vụ chuyển tiền, không thu phí từ người thụ hưởng;
b) Đối với tổ chức tín dụng được phép:
(i) Trường hợp chuyển tiền thông qua tổ chức tín dụng được phép ký kết hợp đồng dịch vụ chuyển tiền với đối tác nước ngoài: Tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận với đối tác nước ngoài để hưởng phí dịch vụ chuyển tiền, không thu phí từ người thụ hưởng;
(ii) Trường hợp chuyển tiền thông qua tổ chức tín dụng được phép không thuộc trường hợp nêu tại điểm b (i) khoản này: Tổ chức tín dụng được phép được thu phí dịch vụ từ người thụ hưởng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thu phí dịch vụ. Tổ chức tín dụng được phép phải thông báo công khai về phí dịch vụ tại nơi chi, trả ngoại tệ.
2. Tỷ giá chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam: Trường hợp người thụ hưởng có nhu cầu nhận bằng đồng Việt Nam, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ có trách nhiệm chi trả bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá phù hợp với quyết định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm chuyển đổi.
Như vậy, theo quy định trên thì khi người thụ hưởng có nhu cầu nhận bằng đồng Việt Nam thì tổ chức tín dụng làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ có trách nhiệm chi trả bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá phù hợp với quyết định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm chuyển đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?