Một luật sư chỉ được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiều nhất bao nhiêu nhiệm kỳ? Để trở thành Chủ tịch Liên đoàn cần phải có những tiêu chuẩn nào?
Một luật sư chỉ được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiều nhất bao nhiêu nhiệm kỳ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam
1. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra trong số Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn và theo nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc. Chủ tịch Liên đoàn là Chủ tịch Hội đồng Luật sư toàn quốc.
Trong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch hoặc khuyết Chủ tịch thì Hội đồng Luật sư toàn quốc chỉ định một Phó Chủ tịch điều hành hoạt động và đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho đến khi có Chủ tịch.
Một luật sư chỉ được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiều nhất là 02 nhiệm kỳ liên tiếp.
...
Đối chiếu quy định trên, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra trong số Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn và theo nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
Trong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch hoặc khuyết Chủ tịch thì Hội đồng Luật sư toàn quốc chỉ định một Phó Chủ tịch điều hành hoạt động và đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho đến khi có Chủ tịch.
Do đó, một luật sư chỉ được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiều nhất là 02 nhiệm kỳ liên tiếp.
Một luật sư chỉ được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiều nhất bao nhiêu nhiệm kỳ?
Để trở thành Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần phải có những tiêu chuẩn nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam
...
2. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Có trình độ và bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
c) Am hiểu pháp luật, hoạt động tư pháp và nghề luật sư;
d) Có năng lực lãnh đạo, điều hành ở tầm vĩ mô;
đ) Có uy tín và khả năng quy tụ, tập hợp đội ngũ luật sư;
e) Có tầm nhìn xa, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm;
g) Có khả năng xây dựng và giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức đoàn thể ở trung ương và địa phương.
Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 của Điều lệ này thì không được ứng cử vào chức danh Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
...
Theo đó, để trở thành Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần phải có những tiêu chuẩn sau đây:
- Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Có trình độ và bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
- Am hiểu pháp luật, hoạt động tư pháp và nghề luật sư;
- Có năng lực lãnh đạo, điều hành ở tầm vĩ mô;
- Có uy tín và khả năng quy tụ, tập hợp đội ngũ luật sư;
- Có tầm nhìn xa, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm;
- Có khả năng xây dựng và giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức đoàn thể ở trung ương và địa phương.
Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 của Điều lệ này thì không được ứng cử vào chức danh Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam có quyền ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc không?
Căn cứ điểm đ khoản 3 Điều 10 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam
...
3. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Đại diện pháp nhân của Liên đoàn trước pháp luật;
b) Là chủ tài khoản của Liên đoàn;
c) Chịu trách nhiệm trước Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc về hoạt động của Liên đoàn;
d) Điều hành, phân công việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết và các quyết định của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn và giám sát mọi hoạt động của Liên đoàn;
đ) Chủ trì cuộc họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn, Thường trực Liên đoàn; ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn sau khi đã được Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc Ban Thường vụ Liên đoàn thông qua;
e) Chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc làm việc dân chủ, tập thể, quyết định theo đa số khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Liên đoàn;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ này.
4. Thể thức bầu Chủ tịch Liên đoàn được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Điều lệ này.
Như vậy, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam có quyền ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn sau khi đã được Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc Ban Thường vụ Liên đoàn thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?