Một lớp học của khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng được giới hạn có tối đa là bao nhiêu học viên?
- Một lớp học của khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng được giới hạn có tối đa là bao nhiêu học viên?
- Tổ chức lớp học bồi dưỡng kế toán trưởng với vượt quá số lượng học viên của một lớp thì cơ sở đào tạo có bị xử phạt không?
- Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt cơ sở đào tạo tổ chức lớp học bồi dưỡng kế toán trưởng với vượt quá số lượng học viên của một lớp không?
Một lớp học của khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng được giới hạn có tối đa là bao nhiêu học viên?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 199/2011/TT-BTC về hình thức tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng như sau:
Hình thức tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng
Việc tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng có thể được tổ chức tập trung một kỳ liên tục hoặc nhiều kỳ cho một khóa học nhưng thời gian học thực tế của một khoá học tối đa không quá 6 tháng và phải đảm bảo đủ thời gian, học đủ nội dung chương trình theo quy định tại Thông tư này.
Một lớp học của khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng tối đa không quá 100 học viên.
Theo quy định trên, một lớp học của khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng được giới hạn có tối đa 100 học viên.
Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng (Hình từ Internet)
Tổ chức lớp học bồi dưỡng kế toán trưởng với vượt quá số lượng học viên của một lớp thì cơ sở đào tạo có bị xử phạt không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức lớp học bồi dưỡng kế toán trưởng với số lượng học viên/1 lớp không đúng quy định;
b) Tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian quá 6 tháng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng khi chưa đăng ký với Bộ Tài chính hoặc đã đăng ký nhưng chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
b) Không thông báo, báo cáo cho Bộ Tài chính nội dung liên quan đến khóa học theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đảm bảo về nội dung, chương trình và thời gian học cho học viên theo quy định;
b) Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến khóa học theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Mở khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng khi không đủ điều kiện;
b) Mở khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng cho người nước ngoài khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
c) Quản lý phôi và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng của cơ sở đào tạo không đúng quy định của Bộ Tài chính.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo thực hiện cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng cho học viên không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều này.
Theo đó, cơ sở đào tạo tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng với vượt quá số lượng học viên của một lớp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo.
Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt cơ sở đào tạo tổ chức lớp học bồi dưỡng kế toán trưởng với vượt quá số lượng học viên của một lớp không?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Bộ Tài chính như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, cơ sở đào tạo tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng với vượt quá số lượng học viên của một lớp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo nên Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt cơ sở đào tạo này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm mới quy định về Công chứng viên tại Luật Công chứng 2024? Công chứng viên có các quyền nào?
- Tổng hợp mẫu về chi tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 mới nhất cho trường học? Thông tư hướng dẫn Nghị định 73/2024/NĐ-CP?
- Một số trò chơi cho tiệc cuối năm, trò chơi tiệc tất niên công ty vui nhộn, hấp dẫn? Người lao động sẽ được thưởng khi tham gia tất niên?
- Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thông tin tổ chức đăng ký chứng khoán mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Thể lệ cuộc thi Tài năng tin học trẻ quốc tế Hà Nội 2024 2025? Thể lệ hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội 2024 thế nào?