Một chương trình chứng nhận sản phẩm cần quy định về các yếu tố gì? Chương trình và hệ thống chứng nhận sản phẩm có mối quan hệ như thế nào?
Một chương trình chứng nhận sản phẩm cần quy định về các yếu tố gì?
Một chương trình chứng nhận sản phẩm cần quy định về các yếu tố gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo tiểu mục 6.5.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17067:2015 (ISO/IEC 17067:2013) về Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc cơ bản trong chứng nhận sản phẩm và hướng dẫn về chương trình chứng nhận sản phẩm, thì với một chương trình chứng nhận sản phẩm cần quy định về các yếu tố sau:
(1) Phạm vi của chương trình, bao gồm loại sản phẩm được quy định;
(2) Các yêu cầu theo đó các sản phẩm sẽ được đánh giá, bằng cách viện dẫn tới các tiêu chuẩn hoặc các tài liệu quy định khác; khi cần xây dựng theo các yêu cầu để loại bỏ những điểm không rõ ràng, cần lập ra các diễn giải bởi những người có năng lực và cần sẵn có cho tất cả các bên quan tâm;
CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thêm về cách thiết lập các yêu cầu xác định được nêu trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17007:2011.
(3) Việc lựa chọn các hoạt động (xem Bảng 1 nêu tại tiểu mục 5.2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17067:2015) thích hợp với mục đích và phạm vi của chương trình, tối thiểu một chương trình chứng nhận cần bao gồm các chức năng và các hoạt động I, II, III, IV và V a) tại Bảng 1 này.
(4) Những yêu cầu khác khách hàng phải đáp ứng, ví dụ, việc vận hành hệ thống quản lý hay các hoạt động kiểm soát quá trình nhằm đảm bảo chứng tỏ việc thực hiện các yêu cầu xác định là có hiệu lực đối với quá trình sản xuất đang diễn ra của sản phẩm đã được chứng nhận;
(5) Các yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận hoặc các tổ chức đánh giá sự phù hợp khác tham gia vào quá trình chứng nhận; những yêu cầu này không nên mâu thuẫn với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp;
(6) Các tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia vào chương trình chứng nhận sản phẩm (ví dụ các phòng thử nghiệm, các tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận sản phẩm, tổ chức đánh giá hệ thống quản lý của nhà sản xuất,...) có được công nhận hay không, có tham gia vào các đánh giá đồng đẳng hay được đánh giá năng lực theo cách khác hay không;
Nếu chương trình đòi hỏi các tổ chức đánh giá sự phù hợp phải được công nhận, cần quy định cách viện dẫn thích hợp về việc công nhận đó, ví dụ tổ chức công nhận là thành viên của thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các tổ chức công nhận;
(7) Các phương pháp và thủ tục được tổ chức đánh giá sự phù hợp và các tổ chức khác tham gia vào quá trình chứng nhận sử dụng sao cho đảm bảo tính toàn vẹn và nhất quán về kết quả của quá trình đánh giá sự phù hợp;
(8) các thông tin bên đăng ký chứng nhận cung cấp cho tổ chức chứng nhận;
(9) nội dung của tuyên bố về sự phù hợp (ví dụ giấy chứng nhận) nhận biết rõ ràng về sản phẩm được áp dụng công bố đó;
(10) các điều kiện theo đó khách hàng có thể sử dụng tuyên bố về sự phù hợp hay dấu phù hợp;
(11) khi sử dụng dấu phù hợp thì quyền sở hữu, việc sử dụng và kiểm soát dấu cần áp dụng các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2011;
(12) các nguồn lực cần thiết cho việc triển khai chương trình, gồm cả tính khách quan và năng lực nhân sự (nội bộ và bên ngoài), các nguồn lực xem xét đánh giá và việc sử dụng các nhà thầu phụ;
(13) cách thức báo cáo và sử dụng kết quả của giai đoạn xác định (xem xét đánh giá), giám sát của tổ chức chứng nhận và chủ chương trình;
(14) cách thức xử lý và giải quyết các điểm không phù hợp với các yêu cầu chứng nhận, kể cả yêu cầu đối với sản phẩm;
(15) thủ tục giám sát, khi việc giám sát là một phần của chương trình;
(16) tiêu chí để tiếp cận chương trình đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp và đối với khách hàng;
(17) nội dung, điều kiện và trách nhiệm công khai danh mục các sản phẩm đã được chứng nhận của tổ chức chứng nhận hay chủ chương trình;
(18) nhu cầu, nội dung hợp đồng giữa chủ chương trình và tổ chức chứng nhận, giữa chủ chương trình và khách hàng, giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng: các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của các bên khác nhau cần được xác định trong hợp đồng.
(19) các điều kiện chung đối với việc cấp, duy trì, mở rộng hay thu hẹp phạm vi chứng nhận, đình chỉ và hủy bỏ chứng nhận: điều này cũng bao gồm các yêu cầu về tạm dừng hoạt động quảng cáo, trả lại các tài liệu chứng nhận và mọi hành động khác nếu chứng nhận bị đình chỉ, hủy bỏ hoặc chấm dứt;
(20) cách thức các hồ sơ khiếu nại của khách hàng được kiểm tra xác nhận nếu việc kiểm tra xác nhận này là một phần của chương trình;
(21) cách thức khách hàng viện dẫn tới chương trình trong các tài liệu công khai của họ;
(22) việc duy trì hồ sơ của chủ chương trình và của tổ chức.
Chương trình và hệ thống chứng nhận sản phẩm có mối quan hệ như thế nào?
Về mối quan hệ của chương trình và hệ thống chứng nhận sản phẩm được nêu tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17067:2015 (ISO/IEC 17067:2013), cụ thể:
Chương trình chứng nhận sản phẩm sử dụng các quy tắc, thủ tục và cách quản lý xác định, chúng có thể là duy nhất đối với chương trình đó hoặc có thể được xác định trong hệ thống chứng nhận sản phẩm áp dụng cho nhiều chương trình. Luôn cần có một chương trình chứng nhận sản phẩm, nhưng chỉ cần xác định một cách riêng rẽ hệ thống chứng nhận sản phẩm khi sử dụng cùng các quy tắc, thủ tục và cách quản lý cho nhiều chương trình chứng nhận.
Hình 1. minh họa mối quan hệ giữa chương trình chứng nhận sản phẩm và hệ thống chứng nhận sản phẩm.
Có thể nhận biết một số loại chủ chương trình chứng nhận sản phẩm chính thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.3.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17067:2015 (ISO/IEC 17067:2013) thì có thể nhận biết một số loại chủ chương trình chứng nhận sản phẩm chính như sau:
- Các tổ chức chứng nhận xây dựng chương trình chứng nhận sản phẩm để sử dụng riêng cho các khách hàng của mình;
- Các tổ chức như cơ quan quản lý hay hiệp hội thương mại không phải là tổ chức chứng nhận, xây dựng chương trình chứng nhận trong đó có một hoặc nhiều tổ chức chứng nhận tham gia.
CHÚ THÍCH: Ở các nước khác nhau, có thể một nhóm các tổ chức chứng nhận cùng xây dựng chương trình chứng nhận.
Trong trường hợp này, điều cần thiết đối với các tổ chức chứng nhận cùng là chủ chương trình là phải xác lập cơ cấu quản lý sao cho chương trình đó có thể được tất cả các tổ chức chứng nhận tham gia triển khai một cách có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?
- Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?
- Tổng hợp mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ mới nhất là? Cam kết không sử dụng pháo nổ là gì?