Môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mấy tín chỉ? Nhiệm vụ của sinh viên học môn này?
Môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mấy tín chỉ?
Theo Mục 2 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT có quy định như sau:
1. Tên môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
2. Thời lượng: 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ).
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
3. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
...
Như vậy, môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin có 5 tín chỉ, bao gồm phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ.
Trong đó:
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
- Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm giúp cho sinh viên:
+ Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;
+ Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên;
+ Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.
Môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mấy tín chỉ? Nhiệm vụ của sinh viên học môn này? (Hình từ Internet)
Sinh viên học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin có nhiệm vụ thế nào?
Căn cứ Mục 7 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT có quy định nhiệm vụ của sinh viên học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:
+ Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng
+ Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;
+ Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.
Tài liệu học tập cho sinh viên học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:
- Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007; các tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức biên soạn.
Khái lược về chủ nghĩa Mác-Lênin trong chương mở đầu của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin được quy định ra sao?
Tại Phần I Chương mở đầu Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT có khái lược về chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:
(1) Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành
- Chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học.
- Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Đối tượng, vị trí, vai trò và tính thống nhất của ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin.
(2) Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin
- Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
+ Điều kiện kinh tế-xã hội
+ Tiền đề lý luận: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
+ Tiền đề khoa học tự nhiên
- C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
+ C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành chủ nghĩa Mác
+ C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình phát triển chủ nghĩa Mác
- V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
+Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác
+ Vai trò của V.I Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
- Chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin với cách mạng vô sản Nga (1917)
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
Lưu ý: Quy định trên áp dụng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng Giêng là tháng mấy 2025? Tháng Giêng âm lịch 2025 có bao nhiêu ngày? Tháng Giêng là tháng mấy dương lịch?
- Mẫu Báo cáo về tổ chức hoạt động của quỹ từ thiện mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Hạn nộp báo cáo?
- Quy định về Kích thước Gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn 2025? Lỗi có gương chiếu hậu xe máy nhưng không có tác dụng theo Nghị định 168 là gì?
- Công nhận sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam với đối tượng và điều kiện thế nào?
- Khi nào đưa người đi lao động nước ngoài sẽ thuộc Tội buôn người? Buôn người dưới 16 tuổi mức phạt có nặng hơn không?