Môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường đại học gồm mấy học phần? Nội dung từng học phần cụ thể ra sao?
- Môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường đại học gồm mấy học phần? Nội dung từng học phần cụ thể ra sao?
- Ai có thẩm quyền cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên đại học?
- Đối tượng nào được miễn, tạm hoãn học môn học Giáo dục quốc phòng an ninh?
- Yêu cầu sinh viên đại học học xong môn Giáo dục quốc phòng an ninh phải có hiểu biết về những gì?
Môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường đại học gồm mấy học phần? Nội dung từng học phần cụ thể ra sao?
Học phần môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường đại học được quy định tại Mục III Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT như sau:
Căn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết.
Nội dung từng học phần như sau:
1. Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh
3. Học phần III: Quân sự chung
4. Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
Môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường đại học gồm mấy học phần? Nội dung từng học phần cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên đại học?
Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng an ninh được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH như sau:
Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ GDQP&AN
1. Sinh viên có điểm trung bình chung môn học đạt từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10) được cấp chứng chỉ GDQP&AN.
2. Thẩm quyền cấp chứng chỉ GDQP&AN:
a) Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục được tổ chức dạy, học GDQP&AN thì có thẩm quyền cấp chứng chỉ GDQP&AN;
b) Giám đốc trung tâm GDQP&AN cấp chứng chỉ GDQP&AN theo quy định về liên kết GDQP&AN.
3. Việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ GDQP&AN thực hiện theo quy định hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học ban hành.
Như vậy, Giám đốc, hiệu trưởng trường đại học có thẩm quyền cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên trường mình.
Đối tượng nào được miễn, tạm hoãn học môn học Giáo dục quốc phòng an ninh?
Đối tượng nào được miễn, tạm hoãn học môn học Giáo dục quốc phòng an ninh được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
(1) Đối tượng được miễn học môn học GDQP&AN:
- Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;
- Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;
- Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.
(2) Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQP&AN, gồm: học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
(3) Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:
- Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
- Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;
- Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.
(4) Đối tượng được tạm hoãn học môn học GDQP&AN:
- Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị;
- Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành.
(5) Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xem xét tạm hoãn học môn học GDQP&AN cho các đối tượng tại khoản (4) nêu trên. Hết thời gian tạm hoãn, các cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.
Yêu cầu sinh viên đại học học xong môn Giáo dục quốc phòng an ninh phải có hiểu biết về những gì?
Căn cứ quy định tại Mục II Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT thì yêu cầu đối với sinh viên đại học học xong môn Giáo dục quốc phòng an ninh như sau:
+ Sinh viên sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh có hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nên quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội.
+ Nắm được kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh trong tình hình mới.
+ Thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người có súng, biết đội ngũ đơn vị; có hiểu biết chung về các quân binh chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam; có hiểu biết ban đầu về bản đồ quân sự;
+ Biết cách phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao. Thực hiện được kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công, phòng ngự và làm nhiệm vụ canh gác, biết sử dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?