Môi trường sống là gì? Việc đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn có nằm trong mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau môi trường sống là gì? Việc đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn có nằm trong mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam không? Câu hỏi của anh K.P.P đến từ TP.HCM.

Môi trường sống là gì?

Môi trường sống là phần không bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Các loại môi trường sống chủ yếu:

- Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống.

- Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của phần lớn sinh vật trên trái đất.

- Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thuỷ sinh.

- Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

Môi trường sống là gì?

Môi trường sống là gì? (Hình từ Internet)

Việc đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn có nằm trong mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam không?

17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam được quy định tại tiểu mục 2 Mục 3 Nghị quyết 136/NQ-CP năm 2020 về phát triển bền vững; cụ thể như sau:

- Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

- Mục tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

- Mục tiêu 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi

- Mục tiêu 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

- Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới

- Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội

- Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng

- Mục tiêu 12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Mục tiêu 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai

- Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững

- Mục tiêu 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất

- Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp

- Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Như vậy, việc đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn thuộc mục tiêu 11 trong các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam.

Ngoài ra, phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản sau:

Một là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo;

Hai là, phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái;

Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn;

Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm;

Sáu là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm...

Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh có phải đáp ứng mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường sống không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 98 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Đáp ứng mục tiêu bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường sống nhằm bảo đảm sức khỏe của con người, phát triển của các loài sinh vật và phát triển bền vững các hệ sinh thái; phục vụ hoạt động quy hoạch, phân vùng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường;

- Bảo đảm tương đương với các quốc gia phát triển và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước và từng vùng.

Như vậy, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh phải bảo đảm nguyên tắc đáp ứng mục tiêu bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường sống nhằm bảo đảm sức khỏe của con người, phát triển của các loài sinh vật và phát triển bền vững các hệ sinh thái.

19,359 lượt xem
Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường gồm các công trình nào?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân được quy định như thế nào theo Luật Bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt có bao gồm việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường? Các hoạt động đầu tư kinh doanh về bảo vệ môi trường nào được ưu đãi, hỗ trợ?
Pháp luật
Quy luật bảo vệ môi trường là gì? Nhà nước có chú trọng việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Khu dân cư như thế nào phải thực hiện xử lý nước thải? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào