Môi trường phòng mổ và khu phẫu thuật là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng nhiễm khuẩn vết mổ phải không?

Môi trường phòng mổ và khu phẫu thuật là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng nhiễm khuẩn vết mổ phải không? Mọi nhân viên y tế làm việc tại khu phẫu thuật có trách nhiệm như thế nào để tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn theo quy định? - Anh Phan đến từ Bình Định.

Môi trường phòng mổ và khu phẫu thuật là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng nhiễm khuẩn vết mổ phải không?

Căn cứ tại phần Lời giới thiệu của Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt khu phẫu thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-BYT năm 2015 có nêu như sau:

Nhiễm khuẩn vết mổ là nhiễm khuẩn mắc phải liên quan đến chăm sóc sức khỏe mà trong đó môi trường phòng mổ và khu phẫu thuật là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng nhiễm khuẩn vết mổ và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật. Tại Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ 2 sau nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện. Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc nhiễm khuẩn vết mổ dao động từ 2% - 15% tùy theo loại phẫu thuật. Hằng năm, số người bệnh mắc nhiễm khuẩn vết mổ ước tính khoảng 2 triệu người, ở một số bệnh viện thuộc khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái Lan cũng như tại một số nước châu Phi, nhiễm khuẩn vết mổ gặp ở 8,8% - 24% người bệnh sau phẫu thuật.
Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Một trong các biện pháp đã được xác định có hiệu quả cao trong phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực phẫu thuật, trong đó việc duy trì tối ưu điều kiện vô khuẩn khu phẫu thuật như: nguồn nước, hệ thống thông khí chuẩn trong phòng mổ và vệ sinh các bề mặt khu phẫu thuật là giải pháp quan trọng góp phần làm giảm nhiễm khuẩn vết mổ.
...

Theo đó, nhiễm khuẩn vết mổ là nhiễm khuẩn mắc phải liên quan đến chăm sóc sức khỏe mà trong đó môi trường phòng mổ và khu phẫu thuật là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng nhiễm khuẩn vết mổ và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật.

phòng mổ và khu phẫu thuật

Phòng mổ và khu phẫu thuật (hình từ Internet)

Mọi nhân viên y tế làm việc tại khu phẫu thuật có trách nhiệm như thế nào để tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn theo quy định?

Tại Mục 1 Phần III Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt khu phẫu thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-BYT năm 2015 có quy định trách nhiệm của nhân viên y tế như sau:

Nguyên tắc và phân loại vệ sinh môi trường buồng và khu phẫu thuật
1. Nguyên tắc chung
1.1. Tuân thủ khi xây dựng và thiết kế môi trường đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh vô khuẩn bao gồm:
- Khoa Phẫu thuật, gây mê - hồi sức có buồng và khu phẫu thuật cần phải được thiết kế và bố trí phù hợp với đặc thù đảm bảo điều kiện cơ bản để thực hiện phẫu thuật/thủ thuật theo quy định tại TCXDVN 365 : 20073 như sau:
- Nước sạch, vô khuẩn phải được cung cấp đầy đủ, liên tục trong ngày, đảm bảo yêu cầu hoạt động chuyên môn;
- Có hệ thống thu, thoát nước thải hóa chất và nước thải sinh hoạt thu gom xử lý bộ trước vào hệ thống thoát và xử lý nước thải chung của bệnh viện đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Nền sàn, tường, trần của buồng, khu phẫu thuật gây mê hồi sức đảm bảo phẳng, nhẵn, chịu lực không trơn trượt, chịu được hóa chất, chống thấm, chống đọng bám và dễ cọ rửa vệ sinh.
phòng mổ
1.2. Mọi NVYT làm việc tại khu phẫu thuật có trách nhiệm giám sát và nhắc nhở những người tham gia hoạt động tại khu vực phẫu thuật tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn đã được qui định. Đảm bảo cửa ra vào, cửa sổ luôn đóng kín trong suốt thời gian phẫu thuật trừ khi phải vận chuyển thiết bị, dụng cụ hoặc khi ra vào buồng phẫu thuật. Đảm bảo mật độ nhân viên trong một buồng phẫu thuật đảm bảo thực hiện phẫu thuật nhưng không quá 10 người.
...

Như vậy từ quy định trê, mọi nhân viên y tế làm việc tại khu phẫu thuật có trách nhiệm giám sát và nhắc nhở những người tham gia hoạt động tại khu vực phẫu thuật tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn đã được quy định.

Đảm bảo cửa ra vào, cửa sổ luôn đóng kín trong suốt thời gian phẫu thuật trừ khi phải vận chuyển thiết bị, dụng cụ hoặc khi ra vào buồng phẫu thuật.

Đảm bảo mật độ nhân viên trong một buồng phẫu thuật đảm bảo thực hiện phẫu thuật nhưng không quá 10 người.

Thực hành vệ sinh khu phẫu thuật theo nguyên tắc nào?

Tại Mục 2 Phần III Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt khu phẫu thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-BYT năm 2015 có nêu, cụ thể sau đây:

1. Hằng ngày thực hiện vệ sinh bề mặt tại 3 thời điểm: trước mỗi ngày làm việc, sau mỗi ca phẫu thuật và kết thúc một ngày làm việc bằng dung dịch khử khuẩn được pha chế theo nồng độ và hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. Mang theo qui định khi thực hiện vệ sinh khu phẫu thuật.

3. Chuẩn bị phương tiện, hóa chất và pha theo đúng nồng độ và hướng dẫn của bệnh viện được tham khảo tại Phụ lục 1 của tài liệu này. Trường hợp sử dụng hóa chất không có trong Phụ lục 1, người sử dụng thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4. Sắp xếp vật dụng trong phòng mổ đảm bảo thuận tiện khi thực hành vệ sinh khu phẫu thuật.

5. Loại bỏ và lau khử khuẩn vết hoặc đám máu, dịch tiết ngay mỗi khi phát sinh bằng dùng tay mang găng cầm giấy thấm (giấy vệ sinh), lau lại bằng dung dịch khử khuẩn, đổ dung dịch khử khuẩn với nồng độ khuyến cáo,

sau đó phủ khăn thấm dung dịch khử khuẩn vào vị trí vừa đổ dịch và để ít nhất trong 10 phút rồi mới tiếp tục quy trình làm sạch bề mặt. Thay găng để tiến hành bước tiếp theo.

6. Sử dụng khăn lau sạch, khô thấm dung dịch tẩy rửa (ví dụ xà phòng) hoặc dung dịch khử khuẩn để làm sạch bề mặt các phương tiện, tường, nền phòng mổ theo nguyên tắc: vệ sinh nơi sạch trước, bẩn sau, từ trên xuống dưới theo đường zic sắc và đi lùi.

Vệ sinh bề mặt sàn ít nhất 2 lần. Lần 1: lau bằng dung dịch làm sạch trung tính (độ pH=7) để làm sạch vết bẩn trên bề mặt. Lần 2: Lau lại bằng dung dịch khử khuẩn.

Lưu ý: chỉ lau bằng dung dịch khử khuẩn khi bề mặt không còn vết bẩn; luôn đảm bảo sàn khu phẫu thuật luôn khô ráo; không dùng chổi để quét sàn buồng, khu phẫu thuật; khử khuẩn không khí phòng mổ nếu không khí chưa đạt tiêu chuẩn.

7. Cọ rửa dép với nước xà phòng sau đó xả sạch, lau khô, xếp vào nơi qui định vào cuối mỗi ngày làm việc.

8. Cọ rửa bồn rửa tay, nhà tắm, nhà vệ sinh khu phẫu thuật ngày 2 lần hoặc khi cần.

9. Hạn chế sự ra, vào phòng mổ. Không mặc quần, áo và đi dép phòng mổ ra khỏi khu phẫu thuật.

10. Lịch vệ sinh môi trường khu phẫu thuật:

- Vệ sinh hàng ngày: vệ sinh ít nhất ngày hai lần và khi cần tất cả bề mặt sàn, nhà vệ sinh, khu vực rửa tay, phương tiện, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như xe đẩy, cáng, ống nghe, điện thoại, bàn phím máy chuyên dụng.

- Hàng tuần: tổng vệ sinh cộng thêm vệ sinh bề mặt cửa ra vào, cửa sổ, kho, khu vực để dụng cụ sạch, nội thất của khoa, tủ lạnh, tủ hấp, tủ sấy, máy làm đá.

- Hàng tháng: cần làm vệ sinh trần nhà, tường trên cao, điều hòa nhiệt độ, hệ thống thông khí, vệ sinh và bảo dưỡng máy móc.

Khu phẫu thuật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trước khi bắt đầu một ngày làm việc cần phải vệ sinh buồng phẫu thuật theo quy trình các bước như thế nào?
Pháp luật
Môi trường phòng mổ và khu phẫu thuật là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng nhiễm khuẩn vết mổ phải không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu phẫu thuật
2,310 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu phẫu thuật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào