Môi trường không khí là gì? Không khí bị ô nhiễm thì quản lý chất lượng môi trường không khí theo kế hoạch nào?
Môi trường không khí là gì?
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể Môi trường không khí là gì?
Nhưng có thể hiểu môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không khí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người.
Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái đất.
Muốn bảo vệ môi trường không khí thì phải tuân thủ theo quy định Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cụ thể:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
- Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Môi trường không khí là gì? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thực hiện biện pháp khẩn cấp?
Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thực hiện biện pháp khẩn cấp theo khoản 1 đến khoản 4 Điều 10 Nghị định 08/2022/NĐ-CP cụ thể:
- Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự cố môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường.
- Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau:
+ Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
+ Hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ;
+ Tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức, trường học;
+ Tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.
- Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi nội tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
Không khí bị ô nhiễm thì quản lý chất lượng môi trường không khí theo kế hoạch nào?
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tại Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cụ thể:
- Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng môi trường không khí.
- Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm.
Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.
- Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí bao gồm:
+ Đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí;
+ Mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể;
+ Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
+ Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp; xây dựng quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh;
+ Tổ chức thực hiện.
- Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm:
+ Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;
+ Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;
+ Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;
+ Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;
+ Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;
+ Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
+ Tổ chức thực hiện.
- Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.
>>Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành về Bảo vệ môi trường Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không có nhà trên đất nhưng có sổ đỏ có được mua điện sinh hoạt không? Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện khi chậm trả tiền điện không?
- 06 biểu mẫu trong quy trình cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Nghị định 175? File tải về?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hết hiệu lực trong trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng 1 phải đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Mẫu sổ quỹ tiền mặt áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu?