Mọi trường hợp muốn đăng ký hiến tạng đều được thực hiện đúng không? Người hiến tạng được thụ hưởng những quyền lợi nào?
- Khái niệm về hiến tạng là gì? Năm 2023, mọi trường hợp muốn đăng ký hiến tạng đều được thực hiện đúng không?
- Trình tự, thủ tục hiến tạng sau khi chết được thực hiện như thế nào? Hồ sơ đăng ký hiến tạng sau khi chết cần giấy tờ gì ?
- Người hiến tạng sau khi chết có những quyền lợi gì?
Khái niệm về hiến tạng là gì? Năm 2023, mọi trường hợp muốn đăng ký hiến tạng đều được thực hiện đúng không?
- Căn cứ quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 đã khái niệm: Hiến tạng là trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
- Hiến tạng sau khi chết là việc người có nhu cầu hiến tạng đăng ký với cơ sở y tế về việc sẽ thực hiện hiến tạng sau khi bản thân qua đời.
- Bên cạnh việc hiến tạng sau khi chết thì cá nhân còn có thể đăng ký hiến xác sau khi chết hoặc đăng ký hiến tạng ngay khi còn sống.
Trong đó, tạng bao gồm các bộ phận của cơ thể người như sau:
+ Mô: Tập hợp các tế bào cùng hoặc nhiều loại khác nhau, thực hiện chức năng nhất định của cơ thể người như giác mạc, gân, tuỷ…
+ Bộ phận cơ thể người: Một phần cơ thể con người được hình thành từ nhiều mô khác nhau để thực hiện chức năng sinh lý nhất định: Tay, chân…
Tuy hiến tạng sau khi chết là việc cá nhân tự nguyện thực hiện nhưng vẫn phải đáp ứng một số điều kiện của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006
* Độ tuổi được quy định tại Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006
Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.
Vậy, căn cứ theo quy định trên thì điều kiện để được hiến tạng về độ tuổi là từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Đặc biệt, việc hiến tạng phải được người này hoàn toàn tự nguyện đăng ký, không bị ép buộc.
Bên cạnh điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, để được đăng ký hiến tạng sau khi chết, thì việc hiến tạng không được vi phạm các hành vi nêu tại Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, gồm:
- Thực hiện việc trộm mô, bộ phận cơ thể người hoặc trộm xác.
- Ép người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy từ người không tự nguyện hiến. Đồng thời, cũng không được thực hiện các hành vi mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua hoặc bán xác bởi việc hiến tạng là hoàn toàn tự nguyện.
- Thực hiện ghép, lấy, sử dụng, lưu trữ vì mục đích thương mại hoặc quảng cáo, môi giới cho việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bởi mục đích của việc hiến tạng là để nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy và không nhằm mục đích thương mại.
- Không lấy mô, bộ phận cơ thể từ người dưới 18 tuổi cũng như không ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh như HIV, Lao, Phong…
- Không được phép tiết lộ hoặc làm lộ thông tin, bí mật về người hiến, người được phép trái luật.
- Không được lợi dụng quyền hạn hoặc chức vụ của mình để làm sai lệch kết quả xác định chết não.
Như vậy, không phải mọi trường hợp đều được thực hiện đăng ký được hiến tạng. Để đăng ký hiến tạng cần phải đáp ứng đủ điều kiện Luật định và không vi phạm các quy định đã nêu trên.
Năm 2023, mọi trường hợp muốn đăng ký hiến tạng đều được thực hiện? Quyền lợi nào người hiến tạng được thụ hưởng ?(Hình từ internet)
Trình tự, thủ tục hiến tạng sau khi chết được thực hiện như thế nào? Hồ sơ đăng ký hiến tạng sau khi chết cần giấy tờ gì ?
Tại Điều 18 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định việc hiến tạng sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Bước 1: Người có đủ điều kiện bày tỏ nguyện vọng hiến tạng sau khi chết với cơ sở y tế gần nhất hoặc các nơi tiếp nhận nhu cầu nêu trên.
- Bước 2: Cơ sở y tế thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Nếu gửi hồ sơ trực tiếp đến Trung tâm thì người có nhu cầu sẽ được tư vấn chi tiết và hướng dẫn các thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết và kiểm tra sức khoẻ cho đối tượng này (ở bước 3, bước 4).
- Bước 3: Trung tâm thông báo cho cơ sở y tế tiến hành thủ tục đăng ký cho người hiến.
- Bước 4: Cơ sở y tế sau khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thì gặp trực tiếp người có nhu cầu để tư vấn và hướng dẫn đăng ký hiến cũng như kiểm tra sức khoẻ cho người hiến, cấp thẻ đăng ký hiến sau khi chết cho người hiến.
- Bên cạnh đó, cơ sở y tế sẽ thông báo lại danh sách người hiến cho Trung tâm này.
*Hồ sơ đăng ký hiến tạng sau khi chết:
- Mẫu đơn số 1- Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống ban hành kèm theo Quyết định 07/2008/QĐ-BYT
- Người có nhu cầu hiến tạng điền đầy đủ thông tin vào đơn
- Sau khi có mẫu đơn, người có nhu cầu hãy chuẩn bị thêm một ảnh thẻ (có thể sử dụng ảnh thẻ size nào cũng được), cùng một bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Người hiến tạng sau khi chết có những quyền lợi gì?
Theo Thông tư 104/2017/TT-BTC người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống là đối tượng được hưởng chế độ khám sức khoẻ định kỳ theo gồm các chế độ sau đây:
- Miễn phí khám sức khoẻ định kỳ (Điều 2 Thông tư 104/2017/TT-BTC)
- Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài của người hiến tạng (Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC)
Ngoài chế độ khám sức khoẻ định kỳ và tiền hỗ trợ chi phí mai táng, quyền lợi của người hiến tạng còn được quy định tại Điều 17 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 gồm:
- Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện hiến mô hoặc hiến bộ phận cơ thể người.
- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
- Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể khi có chỉ định.
- Được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng kỷ niệm chương vì sức khoẻ nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý theo Thông tư 72 ra sao?
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?