Mới: Tăng mức phạt tiền khi thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu từ 22/7/2022?
- Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Một số sửa đổi, bổ sung về vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển từ 22/7/2022?
- Vi phạm các quy định khác về môi trường biển được bị xử phạt như thế nào?
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường biển từ 22/7/2022?
Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển sẽ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển như sau:
"Điều 18. Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp tại các vị trí cần thiết hoặc có bảng phân công nhiệm vụ nhưng không phù hợp với thuyền bộ của tàu hoặc bảng quy định đã bị hư hỏng;
b) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Các trang thiết bị cứu sinh không bảo đảm chất lượng hoặc không bảo đảm sẵn sàng hoạt động được ngay;
b) Bố trí trang thiết bị cứu sinh của tàu thuyền không đúng quy định;
c) Các trang thiết bị cứu sinh đã hết hạn sử dụng.
3. Đối với hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu hoặc vượt quá mức cho phép của trang thiết bị cứu sinh trên tàu theo quy định; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các trang thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
..."
Như vậy, vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển được quy định như trên.
Mới: Tăng mức phạt tiền khi thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu từ 22/7/2022?
Một số sửa đổi, bổ sung về vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển từ 22/7/2022?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 18. Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp tại các vị trí cần thiết hoặc có bảng phân công nhiệm vụ nhưng không phù hợp với thuyền bộ của tàu hoặc bảng phân công đã bị hư hỏng;
b) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu;
c) Không ghi, ghi không đầy đủ, ghi không đúng nội dung nhật ký hàng hải, nhật ký máy hoặc các loại nhật ký khác không thuộc các nhật ký quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Các trang thiết bị cứu sinh không bảo đảm chất lượng hoặc không bảo đảm sẵn sàng hoạt động được ngay;
b) Bố trí trang thiết bị cứu sinh của tàu thuyền không đúng quy định;
c) Các trang thiết bị cứu sinh đã hết hạn sử dụng.
3. Đối với hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu hoặc vượt quá mức cho phép của trang thiết bị cứu sinh trên tàu theo quy định; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các trang thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
..."
Như vậy, vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển được sửa đổi, bổ sung như trên.
Vi phạm các quy định khác về môi trường biển được bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 27. Vi phạm các quy định khác về bảo vệ môi trường biển
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện không đúng theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt;
b) Sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển;
c) Xả, thải các chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác xuống vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
d) Để, lưu giữ phương tiện vận tải, kho tàng trên biển quá thời gian phải xử lý;
đ) Không thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển, phá dỡ phương tiện vận tải trên biển.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi đổ xuống biển chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý theo quy định hoặc không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đổ chất thải rắn từ đất liền xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định; đổ chất thải từ hoạt động nạo vét luồng, lạch xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi đổ các loại chất thải xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản.
6. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
..."
Như vậy, các quy định vi phạm các quy định khác về bảo vệ môi trường biển được quy định như trên.
Sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường biển từ 22/7/2022?
Căn cứ khoản 17 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định sửa đổi bổ sung các vi phạm khác về bảo vệ môi trường biển như sau:
“Điều 27. Vi phạm các quy định khác về bảo vệ môi trường biển
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện không đúng theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt;
b) Sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển;
c) Để, lưu giữ phương tiện vận tải, kho tàng trên biển quá thời gian phải xử lý.
..."
Như vậy, việc sửa đổi bổ sung các quy định khác về bảo vệ môi trường biển được quy định như trên.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?