Mỗi quyết định thi hành án dân sự được lập thành bao nhiêu hồ sơ thi hành án? Thời hạn lập hồ sơ?
Mỗi quyết định thi hành án dân sự được lập thành bao nhiêu hồ sơ thi hành án? Thời hạn lập hồ sơ?
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ thi hành án
1. Quyết định thi hành án là căn cứ để lập hồ sơ thi hành án. Mỗi quyết định thi hành án lập thành một hồ sơ thi hành án.
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Chấp hành viên phải tiến hành lập hồ sơ thi hành án.
2. Hồ sơ thi hành án phải thể hiện toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên đối với việc thi hành án, lưu giữ tất cả các tài liệu đã, đang thực hiện và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo quy định thì Quyết định thi hành án là căn cứ để lập hồ sơ thi hành án. Mỗi quyết định thi hành án lập thành một hồ sơ thi hành án.
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Chấp hành viên phải tiến hành lập hồ sơ thi hành án.
Hồ sơ thi hành án phải thể hiện toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên đối với việc thi hành án, lưu giữ tất cả các tài liệu đã, đang thực hiện và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Gửi quyết định thi hành án dân sự cho cơ quan nào?
Theo Điều 38 Luật Thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định như sau:
Gửi quyết định về thi hành án
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.
Theo quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Mỗi quyết định thi hành án dân sự được lập thành bao nhiêu hồ sơ thi hành án? Thời hạn lập hồ sơ? (Hình từ Internet)
Trong trường hợp nào thu hồi quyết định thi hành án dân sự?
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định về thi hành án
1. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án ra quyết định thu hồi quyết định về thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Quyết định về thi hành án được ban hành không đúng thẩm quyền;
b) Quyết định về thi hành án có sai sót làm thay đổi nội dung vụ việc;
c) Căn cứ ra quyết định về thi hành án không còn;
d) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án trong trường hợp quyết định về thi hành án có sai sót mà không làm thay đổi nội dung vụ việc thi hành án.
3. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định huỷ hoặc yêu cầu huỷ quyết định về thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau đây:
a) Phát hiện các trường hợp quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này mà Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp không tự khắc phục sau khi có yêu cầu;
b) Quyết định về thi hành án có vi phạm pháp luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quyết định về thi hành án phải ghi rõ căn cứ, nội dung và hậu quả pháp lý của việc thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ.
Theo quy định trên thì người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trong các trường hợp sau đây:
- Quyết định về thi hành án được ban hành không đúng thẩm quyền.
- Quyết định về thi hành án có sai sót làm thay đổi nội dung vụ việc.
- Căn cứ ra quyết định về thi hành án không còn.
- Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014.
Lưu ý: Quyết định thu hồi quyết định về thi hành án phải ghi rõ căn cứ, nội dung và hậu quả pháp lý của việc thu hồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?