Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan với người khai hải quan được xác định trên cơ sở nào?
- Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan với người khai hải quan được xác định trên cơ sở nào?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có nghĩa vụ gì đối với người khai hải quan?
- Người khai hải quan có quyền gì trong mối quan hệ với tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử?
Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan với người khai hải quan được xác định trên cơ sở nào?
Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN với người khai hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 16 Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BTC như sau:
Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN với người khai hải quan
1. Mối quan hệ giữa người khai hải quan với tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN được xác định trên cơ sở hợp đồng về việc cung cấp dịch vụ C-VAN.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN
2.1. Quyền của tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN
a. Ký hợp đồng bằng văn bản với người khai hải quan về cung cấp và sử dụng dịch vụ C-VAN, trong đó phải quy định rõ về trách nhiệm của các bên liên quan đến nội dung chứng từ điện tử;
...
Như vậy, theo quy định, mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan với người khai hải quan được xác định trên cơ sở hợp đồng về việc cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng.
Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan với người khai hải quan được xác định trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có nghĩa vụ gì đối với người khai hải quan?
Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng được quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BTC như sau:
Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN với người khai hải quan
...
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN
...
2.2. Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN
a. Tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN công khai thông báo phương thức cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ trên trang website giới thiệu dịch vụ của tổ chức;
b. Cung cấp dịch vụ truyền nhận và hoàn thiện hình thức thể hiện chứng từ hải quan điện tử phục vụ việc trao đổi thông tin giữa người khai hải quan với cơ quan hải quan;
c. Thực hiện việc gửi, nhận và cung cấp đúng hạn, toàn vẹn chứng từ hải quan điện tử theo thoả thuận với các bên tham gia giao dịch;
d. Lưu giữ kết quả của các lần truyền, nhận và chứng từ hải quan điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành;
đ. Bảo đảm hạ tầng kết nối; các biện pháp kiểm soát, an ninh, an toàn, bảo mật, toàn vẹn thông tin và cung cấp các tiện ích khác cho các bên tham gia trao đổi chứng từ điện tử;
e. Thông báo cho người khai hải quan và cơ quan hải quan trước thời điểm 30 ngày về việc dừng hệ thống để bảo trì và biện pháp áp dụng để bảo đảm quyền lợi của người khai hải quan.
...
Như vậy, theo quy định, đối với người khai hải quan thì tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Công khai thông báo phương thức cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ trên trang website giới thiệu dịch vụ của tổ chức;
(2) Cung cấp dịch vụ truyền nhận và hoàn thiện hình thức thể hiện chứng từ hải quan điện tử phục vụ việc trao đổi thông tin giữa người khai hải quan với cơ quan hải quan;
(3) Thực hiện việc gửi, nhận và cung cấp đúng hạn, toàn vẹn chứng từ hải quan điện tử theo thoả thuận với các bên tham gia giao dịch;
(4) Lưu giữ kết quả của các lần truyền, nhận và chứng từ hải quan điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành;
(5) Bảo đảm hạ tầng kết nối; các biện pháp kiểm soát, an ninh, an toàn, bảo mật, toàn vẹn thông tin và cung cấp các tiện ích khác cho các bên tham gia trao đổi chứng từ điện tử;
(6) Thông báo cho người khai hải quan và cơ quan hải quan trước thời điểm 30 ngày về việc dừng hệ thống để bảo trì và biện pháp áp dụng để bảo đảm quyền lợi của người khai hải quan.
Người khai hải quan có quyền gì trong mối quan hệ với tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử?
Quyền của người khai hải quan được quy định tại khoản 3 Điều 16 Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BTC như sau:
Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN với người khai hải quan
...
3. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
3.1. Quyền của người khai hải quan
a. Người khai hải quan có quyền lựa chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN đã được cơ quan hải quan công nhận, công bố trên website http://www.customs.gov.vn để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về truyền nhận chứng từ hải quan điện tử;
b. Được quyền sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan đối với tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN theo hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên;
c. Được tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN bảo đảm giữ bí mật về dữ liệu các thông tin giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan, trừ khi có thoả thuận khác.
3.2. Nghĩa vụ của người khai hải quan
a. Chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản ký kết trong hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN;
...
Như vậy, theo quy định, người khai hải quan có các quyền sau đây:
(1) Lựa chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN đã được cơ quan hải quan công nhận, công bố trên website http://www.customs.gov.vn để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về truyền nhận chứng từ hải quan điện tử;
(2) Được quyền sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan đối với tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN theo hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên;
(3) Được tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN bảo đảm giữ bí mật về dữ liệu các thông tin giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan, trừ khi có thoả thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?