Mốc chỉ giới đường đỏ là gì? Có phải là một trong các loại mốc giới cắm ngoài thực địa theo quy hoạch xây dựng?
- Mốc chỉ giới đường đỏ là gì? Có phải là một trong các loại mốc giới cắm ngoài thực địa theo quy hoạch xây dựng?
- Mốc chỉ giới đường đỏ có mặt cắt ngang hình gì, chiều dài cạnh bao nhiêu cm?
- Quy định về cắm mốc chỉ giới đường đỏ đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù như thế nào?
Mốc chỉ giới đường đỏ là gì? Có phải là một trong các loại mốc giới cắm ngoài thực địa theo quy hoạch xây dựng?
Mốc chỉ giới đường đỏ được giải thích theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BXD như sau:
Các loại mốc giới
1. Các mốc giới cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
2. Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ
3. Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
4. Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.
5. Trong trường hợp mốc giới cần cắm nằm bên trong công trình hiện trạng, gây ảnh hưởng đến công trình hiện trạng thì xác định mốc tham chiếu để thay thế mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC.
Như vậy, mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
Mốc chỉ giới đường đỏ là một trong các loại mốc giới cắm ngoài thực địa theo quy hoạch xây dựng.
Mốc chỉ giới đường đỏ có mặt cắt ngang hình gì, chiều dài cạnh bao nhiêu cm?
Quy định về cột mốc được quy định tại Điều 20 Thông tư 10/2016/TT-BXD như sau:
Quy định về cột mốc
1. Cột mốc bao gồm phần móng chôn mốc, đế mốc và thân mốc, được sản xuất bằng bê tông cốt thép mác 200, đảm bảo độ bền vững, dễ nhận biết.
2. Đế mốc có kích thước 40x40x50 cm.
3. Thân mốc có chiều dài 90 cm. Mặt cắt ngang các loại thân mốc được quy định như sau:
a) Mốc tim đường có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính 15 cm;
b) Mốc chỉ giới đường đỏ có mặt cắt ngang hình vuông, chiều dài cạnh 15 cm;
c) Mốc ranh giới các khu vực có mặt cắt ngang hình tam giác đều, chiều dài cạnh 15 cm;
d) Mốc tham chiếu có mặt cắt ngang giống mặt cắt ngang của mốc giới cần cắm; trên mốc tham chiếu thể hiện đầy đủ các thông số để dẫn chiếu đến mốc giới cần cắm.
4. Mặt mốc được gắn tim sứ hoặc tim sắt có khắc chìm ký hiệu và số hiệu mốc.
5. Độ sâu phần móng chôn mốc tối thiểu là 100 cm.
Theo quy định nêu trên thì mốc chỉ giới đường đỏ có mặt cắt ngang hình vuông, chiều dài cạnh 15 cm.
Mốc chỉ giới đường đỏ là gì? Có phải là một trong các loại mốc giới cắm ngoài thực địa theo quy hoạch xây dựng? (Hình từ Internet)
Quy định về cắm mốc chỉ giới đường đỏ đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù như thế nào?
Quy định về cắm mốc chỉ giới đường đỏ đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 10/2016/TT-BXD như sau:
Quy định về cắm mốc giới đối với đồ án quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù và quy hoạch chung xây dựng xã.
1. Đối với thành phố trực thuộc trung ương, các mốc giới cắm ngoài thực địa bao gồm:
a) Mốc tim đường các đường phố chính đô thị dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong thành phố;
b) Mốc chỉ giới đường đỏ các đường phố chính đô thị dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong thành phố;
c) Mốc giới xác định ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác.
2. Đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị mới và khu chức năng đặc thù, các mốc giới cắm ngoài thực địa bao gồm:
a) Mốc tim đường các đường phố chính và đường khu vực dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong đô thị, khu chức năng đặc thù;
b) Mốc chỉ giới đường đỏ các đường phố chính và đường khu vực dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong đô thị, khu chức năng đặc thù;
c) Mốc giới xác định ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác.
3. Đối với xã, các mốc giới cắm ngoài thực địa bao gồm:
a) Mốc tim đường các trục đường chính trong xã, đường liên thôn, đường trục chính thôn và đường chính nội đồng dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong xã;
b) Mốc chỉ giới đường đỏ các trục đường chính trong xã, đường liên thôn, đường trục chính thôn và đường chính nội đồng gắn với công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong xã;
c) Mốc giới xác định ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù gồm cắm mốc chỉ giới đường đỏ các đường phố chính và đường khu vực dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong khu chức năng đặc thù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 16 ngày nghỉ hằng năm theo hợp đồng lao động 12 tháng áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng nào?
- Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm những gì? Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình là gì?
- Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi? Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi nào?
- Lỗi không gương xe ô tô phạt bao nhiêu năm 2025? Quy định về lắp gương chiếu hậu xe ô tô năm 2025 ra sao?
- Chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số thuê bao viễn thông theo Nghị định 163 như thế nào?