Mổ thai ngoài tử cung sẽ được hưởng chế độ ốm đau hay hưởng chế độ thai sản? Mổ thai ngoài tử cung có hưởng tiền dưỡng sức không?

Cho hỏi, vợ tôi là giáo viên bị mổ thai ngoài tử cung thì có được hưởng theo chế độ thai sản không và được nghỉ bao nhiêu ngày? Số tiền được hưởng trong thời gian đó là bao nhiêu? Vợ tôi cần nộp giấy tờ gì cho trường? Trường hợp như vợ tôi thì có được hưởng tiền dưỡng sức hay không? Thắc mắc của anh Phước (Ninh Bình).

Mổ thai ngoài tử cung sẽ được hưởng chế độ ốm đau hay hưởng chế độ thai sản?

Theo Công văn 2017/BHXH-CSXH năm 2014 về việc xác định bệnh làm căn cứ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội quy định như sau:

Đối với trường hợp mang thai trứng, thai ngoài tử cung thì thực hiện theo chế độ ốm đau (trong đó trường hợp chửa trứng là bệnh cần chữa trị dài ngày quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013).

Như vậy, vợ bạn mổ thai ngoài tử cung sẽ không thuộc trường hợp hưởng chế độ thai sản mà sẽ được thực hiện theo chế độ ốm đau.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

Vì bạn không nêu rõ vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội được bao nhiêu lâu nên sẽ có các trường hợp sau:

- Trường hợp 1, đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì vợ bạn sẽ được nghỉ tối đa 30 ngày làm việc.

- Trường hợp 2, nếu vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 15 năm đến dưới 30 năm sẽ được nghỉ tối đa 40 ngày làm việc.

- Trường hợp 3, nếu vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 30 năm trở lên sẽ được nghỉ tối đa 60 ngày làm việc.

Mức hưởng chế độ ốm đau được tính như thế nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
...
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Theo như quy định trên, chế độ ốm đau mà vợ bạn được hưởng sẽ tính như sau:

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do ốm đau: 24 ngày x 75%.

Chế độ ốm đau

Chế độ ốm đau

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Vì bạn không nêu rõ vợ bạn điều trị theo trường hợp nào nên căn cứ theo mục 2.1 khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, vợ bạn cần chuẩn bị những giấy tờ theo các trường hợp sau:

- Trường hợp điều trị nội trú:

+ Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.

+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

- Trường hợp điều trị ngoại trú:

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Điều kiện để hưởng tiền dưỡng sức được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
...
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Theo đó, nếu vợ bạn nghỉ hưởng chế độ ốm đau đủ trong vòng 01 năm trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì sẽ đủ điều kiện được nghỉ dưỡng sức.

Và trong thời gian nghỉ dưỡng sức, vợ bạn sẽ được hỗ trợ 30% mức lương cơ sở tức bằng 447.000 đồng.

Chế độ ốm đau Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Chế độ ốm đau:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lao động nữ bị dọa sảy thai nên nghỉ bao nhiêu ngày để được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định?
Pháp luật
Có giới hạn số ngày nghỉ ốm đau tối đa trong tháng không? Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
Pháp luật
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau do ai quyết định? Nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Giấy ra viện có phải là căn cứ để giải quyết chế độ ốm đau, thai sản khi người lao động phải nằm viện hay không?
Pháp luật
Người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc theo tuyến đường và thời gian hợp lý được hưởng chế độ ốm đau không?
Pháp luật
Người lao động nghỉ dưỡng sức sau ốm đau từ cuối năm qua đầu năm sau thì thời gian này được tính cho năm nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc bố trí ngày nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương cho người lao động không?
Pháp luật
Nghỉ ốm đau từ ngày 22/10 đến ngày 31/10, nhưng tại sao tháng 10 này vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho công ty?
Pháp luật
Sử dụng dấu mộc đỏ bệnh viện giả trong hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thì người lao động bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Lao động nam bị tai nạn xe trong thời gian nghỉ phép năm thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ ốm đau
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
11,264 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ ốm đau
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: