Mở rộng khu kinh tế chuyên biệt là gì? Điều kiện để mở rộng khu kinh tế chuyên biệt như thế nào?
Mở rộng khu kinh tế chuyên biệt là gì?
Mở rộng khu kinh tế chuyên biệt được giải thích theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Mở rộng khu kinh tế
1. Mở rộng khu kinh tế là việc tăng quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, trong đó khu vực mở rộng khu kinh tế có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu kinh tế đã được thành lập trước đó để nâng cao tiềm năng phát triển, tính lan tỏa của khu kinh tế.
...
Theo đó, mở rộng khu kinh tế chuyên biệt là việc tăng quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, trong đó khu vực mở rộng khu kinh tế có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu kinh tế đã được thành lập trước đó để nâng cao tiềm năng phát triển, tính lan tỏa của khu kinh tế.
Điều kiện để mở rộng khu kinh tế chuyên biệt như thế nào?
Khu kinh tế chuyên biệt được mở rộng nếu đáp ứng các điều kiện được quy định theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
(1) Các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, cụ thể:
Thành lập khu kinh tế
...
2. Khu kinh tế được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;
c) Có hiệu quả kinh tế - xã hội;
d) Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Bảo đảm quốc phòng, an ninh.
...
(2) Đã đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế theo quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(3) Có ít nhất 70% diện tích đất của các khu chức năng trong khu kinh tế đã được giao hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê để thực hiện dự án đầu tư.
Mở rộng khu kinh tế chuyên biệt là gì? Điều kiện để mở rộng khu kinh tế chuyên biệt như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục mở rộng khu kinh tế chuyên biệt được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục mở rộng khu kinh tế chuyên biệt được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Bước 01: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan;
Hồ sơ mở rộng khu kinh tế chuyên biệt bao gồm những thành phần được quy định theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Mở rộng khu kinh tế
...
3. Hồ sơ mở rộng khu kinh tế bao gồm:
a) Đề án mở rộng khu kinh tế bao gồm các nội dung sau: căn cứ pháp lý, sự cần thiết và nội dung mở rộng khu kinh tế; đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến mở rộng khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước; đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này (kèm theo các tài liệu có liên quan); dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi mở rộng gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế; kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện; thể hiện phương án mở rộng khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000;
b) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị mở rộng khu kinh tế;
...
Bước 02: Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định;
Bước 03: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bước 04: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc mở rộng khu kinh tế.
- Nội dung thẩm định việc mở rộng khu kinh tế bao gồm:
+ Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc mở rộng khu kinh tế;
+ Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện mở rộng khu kinh tế;
+ Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi mở rộng;
+ Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp sổ hồng lần đầu cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký lần đầu?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 32 năm Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3 12 2024? Chủ đề Ngày Quốc tế người khuyết tật 3 12 là gì?
- Đường bộ trong khu đông dân cư là gì? Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trong khu vực đông dân cư từ 2025 là bao nhiêu?
- Đa cấp trong tiếng Anh là gì? Cá nhân bán hàng đa cấp có được yêu cầu người khác đặt cọc để tham gia bán hàng?
- Vào Hội Cựu chiến binh được hưởng chế độ gì? Đối tượng nào được công nhận là Cựu chiến binh?