Mở ngực thăm dò không thể thực hiện đối với người bệnh trong trường hợp nào? Quy trình thực hiện mở ngực thăm dò gồm những bước nào?

Cho hỏi mở ngực thăm dò không thể thực hiện đối với người bệnh trong trường hợp nào? Và tôi thắc mắc rằng quy trình thực hiện mở ngực thăm dò bao gồm những bước nào? Xin cảm ơn, câu hỏi của bạn Nam Anh đến từ Phú Yên.

Mở ngực thăm dò không thể thực hiện đối với người bệnh trong trường hợp nào?

Mở ngực thăm dò là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.

Căn cứ theo Mục III Hướng dẫn quy trình kỹ thuật mở ngực thăm dò ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

MỞ NGỰC THĂM DÒ
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối
...

Theo đó, có thể thấy rằng quy định có nói rằng không có chống chỉ định tuyệt đối.

Như vậy, đồng nghĩa rằng trước khi muốn biết có được thực hiện kỹ thuật mở ngực thăm dò để kiểm tra tổn thương bên trong thì cần phải thăm khám và xin ý kiến của bác sĩ.

Trong những trường hợp cụ thể thì mới có thể xác định là có thể thực hiện hay là không thể thực hiện. Cho nên không có chống chỉ định tuyệt đối.

Mở ngực thăm dò

Mở ngực thăm dò (Hình từ Internet)

Quy trình thực hiện mở ngực thăm dò bao gồm những bước nào?

Căn cứ theo Mục V Hướng dẫn quy trình kỹ thuật mở ngực thăm dò ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

MỞ NGỰC THĂM DÒ
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nghiêng trái hoặc phải tùy vị trí thương tổn
2. Gây mê: nhìn chung là gây mê nội khí quản thông thường. Một số ít trường hợp cần làm xẹp một bên phổi để thuận lợi cho phẫu thuật, thì phải dùng loại ống nội khí quản đặc biệt có 2 nòng để đặt vào 2 phế quản riêng biệt (ống Carlens). Trong trường hợp có tràn máu hay tràn dịch màng phổi thì phải dẫn lưu màng phổi trước khi đặt ống nội khí quản.
3. Kỹ thuật
- Mở ngực sau - bên:
Đường mở này đi trực tiếp vào vùng rốn phổi và quai động mạch chủ, tuy nhiên phải cắt nhiều cơ (qua 2 bình diện).
. Đặt tư thế: người bệnh được đặt nghiêng 90o, có 1 gối độn ở dưới nách, phẫu thuật viên đứng phía lưng, phụ đứng đối diện.
. Đường rạch da bắt đầu phía lưng, dưới góc sau xương bả vai, sau đó đi song song với bờ sống của xương bả, cách bờ này khoảng 2 cm, rồi đi xuống phía mỏm xương bả và vòng ra trước theo hướng xương sườn. Cắt tổ chức dưới da tới lớp cơ nông.
. Lớp cơ: sau khi qua tổ chức dưới da, thấy bờ dưới cơ thang phía góc sau vết mổ. Cắt ngang toàn bộ cơ lưng to, bộc lộ cực dưới xương bả. Cắt lớp cân dưới xương bả, đi ra sau, sát tới chân cơ thoi, tới tận vùng gai ngang, và đi ra trước hướng xuống dưới theo bờ sau dưới của cơ răng to. Dùng 1 Farabeuf kéo mạnh bờ dưới cơ lưng to xuống thì có thể tới tận chỗ bám của cơ răng to ở xương sườn 8,9. Cắt 1 phần chỗ bám của cơ răng to và bóc tách, kéo nó về phía trước, như vậy đã bộc lộ rõ các xương sườn và khoang liên sườn. Dùng Farabeuf kéo mạnh mỏm xương bả, lùa bàn tay vào bóc tách tới tận đỉnh phổi và đếm thứ tự các khoang liên sườn để chọn khoang cần mở.
. Mở khoang liên sườn qua bờ trên xương sườn, cần cầm máu kĩ góc sau, sát cột sống.
. Banh ngực, má trên của banh đặt đúng vào vị trí của mỏm xương bả.
- Mở ngực bên không cắt cơ:
Do có đặc điểm giải phẫu vùng ngực bên rất ít cơ, bình diện nông có cơ lưng to ở phía sau, cơ này không cần cắt mà chỉ vén ra là đủ; bình diện sâu có cơ răng to với các thớ đi song song với khoang liên sườn, nên có thể tách ra được. Đường mở này có ưu điểm là giảm đau gây cản trở hô hấp sau mổ, hạn chế nhiễm trùng, tuy nhiên phẫu trường thường nhỏ.
. Đặt tư thế: người bệnh trong tư thế nghiêng 90o, có độn một gối ngang mức mỏm xương bả. Phẫu thuật viên đứng ở trước hay sau tùy tình huống.
. Rạch da: tùy theo khoang liên sườn định mở, thường dùng khoang liên sườn
...

Theo đó, quy trình thực hiện kỹ thuật mở ngực thăm dò như sau:

- Về tư thế: nghiêng trái hoặc phải tùy vị trí thương tổn

- Về việc gây mê: nhìn chung là gây mê nội khí quản thông thường. Một số ít trường hợp cần làm xẹp một bên phổi để thuận lợi cho phẫu thuật, thì phải dùng loại ống nội khí quản đặc biệt có 2 nòng để đặt vào 2 phế quản riêng biệt (ống Carlens). Trong trường hợp có tràn máu hay tràn dịch màng phổi thì phải dẫn lưu màng phổi trước khi đặt ống nội khí quản.

- Về thực hiện kỹ thuật thực hiện theo quy định cụ thể trên.

Như vậy, người bệnh sẽ được tiến hành lần lượt đầy đủ từng bước của quy trình theo quy định trên.

Sau khi thực hiện mở ngực thăm dò thì người bệnh cần phải theo dõi hay không?

Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn quy trình kỹ thuật mở ngực thăm dò ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

MỞ NGỰC THĂM DÒ
...
VI. THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG
1. Theo dõi: Các dấu hiệu sinh tồn sau mổ (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở…), các dẫn lưu
2. Các biến chứng sau mổ có thể xảy ra:
- Chảy máu sau mổ: Xoay hút dẫn lưu màng phổi và xét can thiệp lại cầm máu.
- Áp xe tồn dư: Dẫn lưu ổ áp xe.

Theo đó, sau khi thực hiện mở ngực thăm dò thì vẫn phải tiếp tục theo dõi người bệnh bằng các yếu tố như: Các dấu hiệu sinh tồn sau mổ (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở…), các dẫn lưu

Đồng thời nếu phát hiện các biến chứng thì tiến hành xử lý như sau:

- Chảy máu sau mổ: Xoay hút dẫn lưu màng phổi và xét can thiệp lại cầm máu.

- Áp xe tồn dư: Dẫn lưu ổ áp xe.

Phẫu thuật Tiêu hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi được hay không? Cần lưu ý những gì trước và sau khi cắt ruột thừa nội soi?
Pháp luật
Khâu vết thương thực quản là gì? Khâu vết thương thực quản sẽ được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khâu vết thương thực quản có các bước tiến hành như thế nào? Khâu vết thương thực quản chống chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Dẫn lưu áp xe trung thất là gì? Dẫn lưu áp xe trung thất được chỉ định đối với người bệnh trong trường hợp nào?
Pháp luật
75 tuổi có được cắt tạo hình lại thực quản bằng dạ dày đường bụng không? Cắt tạo hình lại thực quản bằng dạ dày đường bụng sẽ có các bước tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực là gì? Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực chỉ định khi nào?
Pháp luật
Mở ngực thăm dò là gì? Có được thực hiện kỹ thuật mở ngực thăm dò khi người bệnh bị chấn thương tim hay không?
Pháp luật
Không thể thực hiện lấy dị vật thực quản đường bụng trong trường hợp nào? Ai là người thực hiện lấy dị vật và quy trình các bước kỹ thuật sẽ ra sao?
Pháp luật
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không cắt thực quản là gì? Tạo hình sẽ chỉ định thực hiện với người bệnh khi nào?
Pháp luật
Lấy dị vật thực quản đường bụng sẽ được chỉ định trong trường hợp nào? Phần lớn các trường hợp dị vật thực quản được xử trí bằng cách nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phẫu thuật Tiêu hóa
558 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phẫu thuật Tiêu hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào