Mô hình geoid là gì? Mô hình geoid sử dụng cho lãnh thổ Việt Nam được xây dựng trên những cơ sở nào?
Mô hình geoid là gì?
Mô hình geoid được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 27/2019/NĐ-CP như sau:
Mô hình geoid là mô hình mặt trọng trường Trái Đất, trên đó thế trọng trường ở mọi điểm có giá trị bằng nhau.
Mô hình geoid trùng với bề mặt nước biển trung bình trên các đại dương, giả định kéo dài qua các lục địa; được sử dụng trong xác định độ cao và nghiên cứu khoa học về Trái Đất.
Mô hình geoid (Hình từ Internet)
Mô hình geoid sử dụng cho lãnh thổ Việt Nam được xây dựng trên những cơ sở nào?
Mô hình geoid sử dụng cho lãnh thổ Việt Nam được xây dựng trên những cơ sở được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 27/2019/NĐ-CP như sau:
Số liệu của mạng lưới độ cao quốc gia
1. Mạng lưới độ cao quốc gia là hệ thống điểm đo đạc quốc gia có giá trị độ cao được liên kết tạo thành mạng lưới thống nhất, phủ trùm trên toàn quốc, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật theo mốc thời gian để xác định và truyền hệ độ cao quốc gia. Căn cứ vào mật độ và độ chính xác xác định giá trị độ cao, mạng lưới độ cao quốc gia được chia thành lưới độ cao hạng I, lưới độ cao hạng II, lưới độ cao hạng III.
2. Lưới độ cao hạng I và lưới độ cao hạng II được đo lặp theo chu kỳ 19 năm. Đối với các điểm trong mạng lưới độ cao quốc gia ở những khu vực có nền đất yếu, chịu nhiều ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội, chu kỳ đo lặp được rút ngắn tùy theo mức độ ảnh hưởng và do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Mô hình geoid sử dụng cho lãnh thổ Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chỉnh lý mô hình geoid toàn cầu theo số liệu trọng lực trên lãnh thổ Việt Nam để phục vụ việc xác định độ cao và nghiên cứu khoa học về Trái Đất.
4. Số liệu của mạng lưới độ cao quốc gia gồm tập hợp giá trị độ cao của các điểm độ cao quốc gia được thiết lập trong quá trình xây dựng mạng lưới độ cao quốc gia được sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ và nghiên cứu khoa học.
Theo đó, mô hình geoid sử dụng cho lãnh thổ Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chỉnh lý mô hình geoid toàn cầu theo số liệu trọng lực trên lãnh thổ Việt Nam để phục vụ việc xác định độ cao và nghiên cứu khoa học về Trái Đất.
Nội dung công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia có bao gồm mô hình geoid áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam không?
Nội dung công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia có bao gồm mô hình geoid áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam không, thì theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 27/2019/NĐ-CP như sau:
Công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Luật Đo đạc và bản đồ có hiệu lực để công bố sử dụng thống nhất trong toàn quốc.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia theo quy định trong thời hạn 30 ngày sau khi phê duyệt hoàn thành.
3. Nội dung công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia bao gồm:
a) Số lượng điểm, sơ đồ và độ chính xác của các mạng lưới đo đạc quốc gia, mô hình geoid áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam;
b) Hướng dẫn sử dụng số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia.
Theo đó, nội dung công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia bao gồm:
- Số lượng điểm, sơ đồ và độ chính xác của các mạng lưới đo đạc quốc gia, mô hình geoid áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam;
- Hướng dẫn sử dụng số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia.
Như vậy, nội dung công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia có bao gồm mô hình geoid áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam.
Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia được quy định như thế nào?
Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia được quy định tại Điều 12 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 như sau:
- Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia bao gồm số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới trọng lực quốc gia, mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được thiết lập và sử dụng để thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ trong cả nước.
- Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia được thiết lập theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thiết lập và công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam từ 25/12/2024 được quy định như thế nào theo Nghị định 147?
- Báo cáo thành tích xét thưởng đột xuất theo Nghị định 73? Tải về Mẫu Báo cáo thành tích công tác đột xuất xét thưởng theo Nghị định 73?
- Mẫu báo cáo nhập xuất vật liệu xây dựng công trình hàng ngày? Vật liệu xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Trong đấu thầu, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức sở hữu vốn, vay vốn đúng không? Chủ đầu tư phải đăng tải thông tin nào về lựa chọn nhà thầu?
- Dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm những khoản chi phí nào? Dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào?