Mẫu vật các loài động vật rừng là gì? Kinh doanh mẫu vật các loài động vật rừng được quy định như thế nào?
Mẫu vật các loài động vật rừng được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng là thực vật rừng, động vật rừng còn sống hoặc đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của chúng.
Theo đó, mẫu vật các loài động vật rừng là động vật rừng còn sống hoặc đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của chúng.
Các loài động vật rừng (Hình từ Internet)
Kinh doanh mẫu vật các loài động vật rừng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 72 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng
1. Quản lý thương mại lâm sản được quy định như sau:
a) Dự báo thị trường và định hướng phát triển chế biến lâm sản trong từng thời kỳ;
b) Đàm phán điều ước quốc tế về thương mại, mở cửa thị trường lâm sản, công nhận lẫn nhau về gỗ hợp pháp và tiêu chí quản lý rừng bền vững;
c) Cấp giấy phép, giấy chứng nhận đối với lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng vì mục đích thương mại phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ) Thương mại nội địa lâm sản phải thực hiện quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
e) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
2. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định như sau:
a) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quản lý theo chuỗi từ khai thác, trồng cấy, gây nuôi đến chế biến và tiêu dùng;
b) Mẫu vật các loài quy định tại điểm a khoản này phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, bảo đảm chống làm giả hoặc tẩy xoá;
c) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đánh dấu mẫu vật các loài quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Như vậy, kinh doanh mẫu vật các loài động vật rừng được quy định như sau:
- Kinh doanh mẫu vật các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quản lý theo chuỗi từ khai thác, trồng cấy, gây nuôi đến chế biến và tiêu dùng;
- Mẫu vật các loài quy định tại điểm a khoản này phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, bảo đảm chống làm giả hoặc tẩy xoá;
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đánh dấu mẫu vật các loài quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Các loài động vật rừng được bảo vệ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
1. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý, bảo vệ.
2. Chính phủ quy định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, các loài động vật rừng được bảo vệ như sau:
- Loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý, bảo vệ.
- Chính phủ quy định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?
- Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 2 âm lịch là thứ mấy 2025? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 mấy ngày?
- Mẫu đơn dự sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu đơn dự sơ tuyển?
- Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay và ý nghĩa? Giao thừa 2025 đi làm được hưởng lương như thế nào?