Hành vi săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Hành vi săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Cụ thể, tôi nhận thấy hành vi săn bắt thú rừng trái phép đã diễn ra ngày càng nhiều, với nhiều phương thức và thủ đoạn tinh vi, nhiều loài động vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Vậy cho tôi hỏi hành vi săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị xử phạt như thế nào? - Câu hỏi của anh Lê Linh ở Lâm Đồng.

Danh mục động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm bao gồm những loài nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:

Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
a) Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
.....

Theo đó, danh mục loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được chia thành nhóm IB và nhóm IIB.

Nhóm IB là nhóm động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

Nhóm IIB là nhóm động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

Săn bắt động vật

Săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (Hình từ Internet)

Hành vi săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng
Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.
1a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
.....
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.
...
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.

Như vậy, tùy thuộc vào loại động vật bị săn bắt là động vật rừng thông thường hay động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và giá trị của chúng mà người săn bắt động vật trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm theo các khung hình phạt khác nhau.

Ngoài ra người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính và buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

Hành vi săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Căn cứ Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau:

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
....
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
....
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
....

Như vậy, hành vi săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt là phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc những trường hợp khác theo quy định nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với khung hình phạt tương ứng.

Động vật rừng
Danh mục loài nguy cấp quý hiếm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Động vật rừng thuộc đối tượng nào sẽ bị tiêu hủy?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy xác nhận vận chuyển mẫu vật của loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Tại sao Sao la được mệnh danh là 'Kỳ lân châu Á'? Sao la thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ đúng không?
Pháp luật
Hành vi săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào có quyền đề nghị loài sinh vật được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ?
Pháp luật
Động vật rừng mang dịch bệnh có thuộc đối tượng động vật rừng sẽ bị tiêu hủy hay không? Vườn động vật phải có các điều kiện nào để được nhận chuyển giao động vật rừng?
Pháp luật
Giá vé, khung giờ hoạt động của Thảo Cầm Viên năm 2024 như thế nào? Những trường hợp nào được miễn, giảm giá vé khi vào Thảo Cầm Viên?
Pháp luật
Cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp nhưng không có điều kiện nuôi dưỡng thì giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên được áp dụng cho động vật nào? Điều kiện thả lại là gì?
Pháp luật
Mẫu phương án nuôi sinh sản động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm 1B Phụ lục CITES vì mục đích thương mại là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Động vật rừng
28,450 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Động vật rừng Danh mục loài nguy cấp quý hiếm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Động vật rừng Xem toàn bộ văn bản về Danh mục loài nguy cấp quý hiếm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào