Mẫu văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào? Có buộc phải lập văn bản thỏa thuận hay không?
Có phải lập văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hay không?
Căn cứ Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó, pháp luật chỉ quy định về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động cũng như việc người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong thời gian tạm hoãn chứ không quy định về việc các bên phải lập thỏa thuận.
Tuy nhiên để đảm bảo phía người lao động sẽ có mặt trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn (Điều 31 Bộ luật Lao động 2019) cũng như các quyền lợi của phía người sử dụng lao động trong việc xử lý người lao động không có mặt đúng thời hạn (điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019) thì các bên có thể lập văn bản thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Mẫu văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào? Có buộc phải lập văn bản thỏa thuận hay không? (Hình từ Internet)
Mẫu văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Như đã nêu trên thì việc lập thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không được Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật khác đề cập, do đó các bên sẽ tự thỏa thuận nội dung với nhau và tiến hành lập văn bản.
Trong văn bản thỏa thuận cần nêu rõ một số nội dung cơ bản như:
(1) Thông tin phía người sử dụng lao động;
(2) Thông tin phía người lao động;
(3) Số hợp đồng lao động tạm hoãn;
(4) Lý do tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
(5) Thời hạn tạm hoãn hợp đồng;
(6)Thời gian người lao động phải có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn;
(7) Biện pháp xử lý đối với người lao động không có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn.
Có thể tham khảo mẫu văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động sau: TẢI VỀ
Không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Theo Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
...
Như vậy, nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì phía người lao động sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc theo hình thức xử lý khác mà hai bên đã thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?