Mẫu văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình ra sao?
Mẫu văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình ra sao?
Căn cứ theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP có nêu rõ mẫu văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có dạng như sau:
Tải mẫu văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình: Tại dây
Mẫu văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình ra sao?
Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài
1. Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
2. Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
3. Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo tại khoản 3 Điều này xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.
Theo đó, quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài như sau:
Bước 1: Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Bước 2: Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
Bước 3: Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo của người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định 76/2023/NĐ-CP
Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.
Nhiệm vụ của Tổng đài quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Tổng đài quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
- Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hướng dẫn người bị bạo lực gia đình tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để được bảo vệ, hỗ trợ.
- Chuyển tin báo, tố giác tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Cung cấp thông tin khi có đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, người trực tiếp báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
- Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu; thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?