Mẫu Văn bản đề nghị hiệp thương giá từ ngày 10/7/2024 như thế nào? Trình tự, thủ tục trước khi hiệp thương giá ra sao?
Mẫu Văn bản đề nghị hiệp thương giá từ ngày 10/7/2024 như thế nào? Trình tự, thủ tục trước khi hiệp thương giá ra sao?
Căn cứ Phụ lục IV kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định mẫu Văn bản đề nghị hiệp thương giá như sau:
- Mẫu số 01: Văn bản đề nghị hiệp thương giá.
Theo đó, mẫu 01 Văn bản đề nghị hiệp thương giá như sau:
>> Văn bản đề nghị hiệp thương giá (Mẫu số 01): Tải về
Mẫu Văn bản đề nghị hiệp thương giá từ ngày 10/7/2024 như thế nào? Trình tự, thủ tục trước khi hiệp thương giá ra sao? (Hình ảnh Internet)
Trình tự, thủ tục trước khi hiệp thương giá ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục tổ chức hiệp thương giá vào trước khi hiệp thương giá được thực hiện như sau:
(1) Bên mua và bên bán mỗi bên gửi 01 bản chính văn bản đề nghị hiệp thương giá trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến nếu có đến cơ quan hiệp thương giá.
Bao gồm các nội dung về: tên hàng hóa, dịch vụ; quy cách, phẩm chất; số lượng; mức giá đề nghị; thời điểm thi hành mức giá; điều kiện thanh toán của hàng hóa, dịch vụ kèm theo giải trình thuyết minh hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 của Luật Giá 2023 và phù hợp với phạm vi quản lý của cơ quan hiệp thương giá quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Giá 2023. Văn bản đề nghị hiệp thương giá thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP;
(2) Cơ quan hiệp thương giá tổ chức rà soát văn bản đề nghị hiệp thương giá trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hiệp thương giá (tính theo dấu công văn đến hoặc qua dịch vụ công trực tuyến);
Trường hợp văn bản đề nghị hiệp thương giá đúng quy định, cơ quan hiệp thương giá thông báo kế hoạch tổ chức hiệp thương giá, yêu cầu bên mua và bên bán cử người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật) tham gia hội nghị hiệp thương giá;
Trường hợp văn bản đề nghị hiệp thương giá không đúng quy định, cơ quan hiệp thương giá có văn bản đề nghị các bên bổ sung thông tin về hàng hóa, dịch vụ. Thời hạn để các bên bổ sung thông tin tối đa 15 ngày làm việc (tính theo dấu công văn đến hoặc qua dịch vụ công trực tuyến);
(3) Trong thời gian tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hiệp thương giá đủ điều kiện theo quy định (tính theo dấu công văn đến hoặc qua dịch vụ công trực tuyến), cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá tiến hành hiệp thương giá;
(4) Bên mua và bên bán có quyền rút lại văn bản đề nghị hiệp thương giá để tự thỏa thuận về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.
Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Giá 2023 quy định về nguyên tắc hiệp thương giá được quy định như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá
1. Nguyên tắc hiệp thương giá được quy định như sau:
a) Các đối tượng đề nghị hiệp thương giá phải là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 của Luật này;
b) Việc tiếp nhận, tổ chức hiệp thương giá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; bên mua và bên bán đều phải có văn bản đề nghị hiệp thương giá;
c) Quá trình hiệp thương giá phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá của các bên đề nghị hiệp thương giá.
Như vậy nguyên tắc hiệp thương giá cần phải tuân thủ theo quy định trên.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Giá 2023 quy định về thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá được quy định như sau:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua, bên bán hoặc cả 02 bên là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc đối tượng quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Sở quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua và bên bán không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Luật Giá 2023.
Trường hợp bên mua, bên bán có trụ sở chính đóng tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, bên mua và bên bán có trách nhiệm thống nhất đề nghị 01 trong 02 địa phương tổ chức hiệp thương giá.
Trường hợp bên mua, bên bán không thống nhất được địa phương tổ chức hiệp thương giá thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi bên bán đăng ký kinh doanh tổ chức hiệp thương giá; trường hợp bên bán là chi nhánh của doanh nghiệp thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi chi nhánh được đăng ký hoạt động tổ chức hiệp thương giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?