Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng? Thẩm quyền chấp thuận?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng mới nhất là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 25/2024/TT-NHNN.
TẢI VỀ Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng?
Thẩm quyền chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 4 Thông tư 25/2024/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp khác hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư này và việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét, chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
Theo đó, thẩm quyền chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được phân định như sau:
(1) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp khác hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2024/TT-NHNN, cụ thể: Ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp khác ở trong nước hoạt động ngoài lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;
Và việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2024/TT-NHNN, cụ thể: Chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại tại doanh nghiệp trong nước hoạt động ngoài lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.
(2) Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét, chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2024/TT-NHNN, cụ thể:
- Ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần để:
+ Thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết ở trong nước hoạt động trong các lĩnh vực bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; bảo hiểm; quản lý nợ và khai thác tài sản; kiều hối; vàng; dịch vụ trung gian thanh toán; thông tin tín dụng;
+ Mua lại công ty con, công ty liên kết ở trong nước hoạt động trong các lĩnh vực cho thuê tài chính; bao thanh toán; tín dụng tiêu dùng; phát hành thẻ tín dụng;
- Công ty tài chính tổng hợp góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản; công ty tài chính chuyên ngành góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản.
Trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được quy định thế nào?
Trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 25/2024/TT-NHNN như sau:
Bước 1: Tổ chức tín dụng lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2024/TT-NHNN, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Một cửa).
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước hoặc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của tổ chức tín dụng;
Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận, tổ chức tín dụng phải hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần.
Lưu ý: Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng chưa hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần thì văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đương nhiên hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?