Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt gồm những giấy tờ gì?
- Trong thời gian thi công các công trình kết nối thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt cần thực hiện những gì?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Tải về Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối
1. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
b) Quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng đề nghị kết nối được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Bình đồ khu vực kết nối;
d) Bình diện, trắc dọc đường sắt khu vực kết nối;
đ) Phương án kỹ thuật kết nối: đường sắt; hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt tại khu vực kết nối; trung tâm điều hành giao thông vận tải; đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật với các công trình liên quan tại vị trí kết nối.
2. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương kết nối quy định tại điều 7 của Thông tư này;
b) Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương kết nối tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận chủ trương kết nối. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản nêu rõ lý do.
Văn bản chấp thuận chủ trương kết nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt bao gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 26/2018/TT-BGTVT;
- Quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng đề nghị kết nối được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bình đồ khu vực kết nối;
- Bình diện, trắc dọc đường sắt khu vực kết nối;
- Phương án kỹ thuật kết nối: đường sắt; hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt tại khu vực kết nối; trung tâm điều hành giao thông vận tải; đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật với các công trình liên quan tại vị trí kết nối.
Trong thời gian thi công các công trình kết nối thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt cần thực hiện những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt
...
4. Trong thời gian thi công công trình kết nối:
a) Thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại giấy phép kết nối;
b) Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt và bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thi công.
5. Sau khi hoàn thành công trình kết nối, bàn giao hiện trường và hồ sơ hoàn công công trình trong khu vực kết nối cho doanh nghiệp nêu tại Điều 14 của Thông tư này để quản lý, theo dõi, khai thác theo quy định.
6. Phối hợp với doanh nghiệp nêu tại Điều 14 của Thông tư này trong việc bảo đảm các nguyên tắc kết nối quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
7. Duy trì trạng thái kỹ thuật ổn định và bảo đảm nguồn kinh phí để quản lý, bảo trì công trình và thiết bị trong khu vực kết nối. Có biện pháp gia cố kịp thời bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình hư hỏng.
8. Tự di chuyển vị trí kết nối hoặc cải tạo công trình trong khu vực kết nối và không đòi bồi thường khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tự tháo dỡ kết nối và chịu mọi chi phí tháo dỡ khi hết hạn sử dụng đối với kết nối có thời hạn. Phải bồi thường khi gây ra thiệt hại cho công trình đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong thời gian thi công công trình kết nối thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại giấy phép kết nối;
- Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt và bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thi công.
Xem thêm: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt gồm những gì?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn quyền sử dụng đất cho hợp tác xã thông qua hình thức nào theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?