Mẫu tờ trình quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu tờ trình quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công cần đáp ứng những điều kiện nào?
Mẫu tờ trình quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo mẫu số 01 Phụ lục II Mẫu tờ trình thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo có đề xuất trương đầu tư, dự án đầu tư công; báo cáo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; nghị quyết, quyết định về chủ trương đầu tư chương trình, dự án kèm theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tải mẫu tờ trình quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công mới nhất 2023. Tải về
Quyết định chủ trương đầu tư (Hình từ Internet)
Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư
1. Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương:
a) Giao đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Nghị định này;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư;
c) Chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; trình người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Giao cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư;
c) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 5 và điểm b, c, d khoản 2 Điều 5 của Nghị định này:
a) Giao cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc thẩm quyền quản lý lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án của đơn vị mình;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị mình dành để đầu tư;
c) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; trình người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
Theo đó, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công được thực hiện theo trình tự, thủ tục như trên.
Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Đầu tư công 2019 quy định như sau:
Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
3. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.
4. Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
5. Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
6. Các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
b) Nhiệm vụ quy hoạch;
c) Dự án đầu tư công khẩn cấp;
d) Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Theo đó, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công cần đáp ứng những điều kiện nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?