Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động truyền hình mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động truyền hình mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động truyền hình mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 36/2016/TT-BTTTT như sau:
Tải mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động truyền hình mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động truyền hình mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động truyền hình gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động truyền hình gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT như sau:
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình
1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;
b) Tờ khai của cơ quan chủ quản đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Đề án thành lập tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình được cơ quan chủ quản phê duyệt (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Danh sách nhân sự dự kiến (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Các giấy tờ hợp pháp của người dự kiến là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, gồm có: Sơ yếu lý lịch (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này); Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên; Bản sao Thẻ Nhà báo còn hiệu lực.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ cấp giấy phép hoạt động truyền hình gồm những tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;
- Tờ khai của cơ quan chủ quản đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình;
- Đề án thành lập tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình được cơ quan chủ quản phê duyệt;
- Danh sách nhân sự dự kiến;
- Các giấy tờ hợp pháp của người dự kiến là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, gồm có: Sơ yếu lý lịch; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên; Bản sao Thẻ Nhà báo còn hiệu lực.
Thời hạn cấp giấy phép hoạt động truyền hình trong bao nhiêu ngày?
Thời hạn cấp giấy phép hoạt động truyền hình được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT như sau:
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình
…
2. Trong thời hạn tối đa 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép cho cơ quan, tổ chức (Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
3. Trong thời hạn xử lý cấp phép quy định tại Khoản 2 Điều này, đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.
4. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo nội dung yêu cầu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.
6. Trường hợp đề nghị cấp phép hoạt động cả 02 loại hình báo nói, báo hình, cơ quan chủ quản phải làm hồ sơ riêng đối với từng loại hình báo chí cụ thể. Cơ quan báo in, báo điện tử khi có nhu cầu thực hiện loại hình báo nói, báo hình, căn cứ quy định của Luật Báo chí, cơ quan chủ quản gửi hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định của Thông tư này.
7. Trong thời hạn còn hiệu lực của giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình mà tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 07/2011/TT-BTTTT ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình thực hiện thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình.
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, gồm có: văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình; tờ khai của cơ quan, tổ chức (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này); văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ, ngành; bản sao giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình đã được cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn cấp giấy phép hoạt động truyền hình tối đa là 90 ngày ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?