Mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước mới nhất hiện nay được quy định tại STT 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTP như sau:
Tải mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY.
Mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Người có yêu cầu đăng ký lại nuôi con nuôi trong nước có cần phải nộp tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi không?
Người có yêu cầu đăng ký lại nuôi con nuôi trong nước có cần phải nộp tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:
Đăng ký lại việc nuôi con nuôi
1. Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng cả Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại, nếu cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
3. Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người yêu cầu đăng ký lại 01 bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại.
5. Trong mục ghi chú của bản chính các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này và Sổ đăng ký nuôi con nuôi phải ghi rõ là đăng ký lại.
Như vậy, theo quy định trên thì người có yêu cầu đăng ký lại nuôi con nuôi trong nước phải nộp tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi không.
Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
Hệ quả của việc nuôi con nuôi trong nước được quy định như thế nào?
Hệ quả của việc nuôi con nuôi trong nước được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Theo đó, thì hệ quả của việc nuôi con nuôi trong nước được quy định như sau:
- Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
+ Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
- Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
- Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ kê khai trực tuyến khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không còn hiệu lực khi nào?
- Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài có phải phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí không?
- Công chức Kiểm toán nhà nước nào được ưu tiên cử tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên nhà nước?
- Lợi dụng để chiếm đoạt tiền thuế là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế đúng không? Người nộp thuế có quyền tố cáo hành vi này không?
- Cơ sở dữ liệu thương mại sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế là gì?