Mẫu thử trong phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt dùng cho chế tạo bê tông bọt được lấy tại đâu?
- Mẫu thử trong phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt cho chế tạo bê tông bọt được lấy tại đâu?
- Trong phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt cho chế tạo bê tông bọt thì để tính thời gian cần thiết để cho ra một mét khối bọt thì sử dụng công thức nào?
- Báo cáo kết quả thử nghiệm phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt cho chế tạo bê tông bọt gồm những nội dung nào?
Mẫu thử trong phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt cho chế tạo bê tông bọt được lấy tại đâu?
Căn cứ tại tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10654:2015 có quy định như sau:
Nguyên liệu và tỷ lệ trộn
4.1. Lấy mẫu
4.1.1. Mẫu thử có thể được lấy tại nơi sản xuất, nơi cung cấp (nơi bán hàng) hoặc tại nơi sử dụng.
4.1.2. Mẫu dùng để đánh giá chất lượng của một nguồn (hoặc của một lô) phải là mẫu hỗn hợp tạo thành từ các mẫu đơn lấy từ các vị trí khác nhau của lô.
4.1.3. Khuấy đều trước khi lấy mẫu. Một mẫu đơn được lấy ít nhất 0,5 L. Đối với 1 lô hàng (hoặc một chuyến hàng) phải lấy ít nhất 3 mẫu đơn tại các vị trí khác nhau đại diện cho lô (hoặc chuyến hàng) đó. Mẫu hỗn hợp được lấy ít nhất 4 L từ hỗn hợp trộn đều các mẫu đơn đã lựa chọn. Khi mẫu được chứa trong bồn hoặc téc lớn thì mẫu đơn được lấy với lượng bằng nhau từ các vị trí trên, giữa và dưới bằng một dụng cụ lấy mẫu chuyên dùng thích hợp.
4.2. Xi măng
Xi măng sử dụng là loại xi măng poóc lăng PC40 phải đáp ứng yêu cầu của TCVN 2682:2009.
4.3. Nước trộn
Nước trộn phải đáp ứng yêu cầu của TCVN 4506:2012.
4.4. Tỷ lệ nước/xi măng (N/X)
Sử dụng tỷ lệ N/X bằng 0,58 theo khối lượng. Nếu hỗn hợp bê tông bọt sử dụng tỷ lệ N/X như trên không đáp ứng được yêu cầu thì có thể trộn thử với các tỷ lệ N/X khác.
4.5. Khối lượng mẻ trộn
Khối lượng xi măng phải đủ để từ một mẻ trộn có thể đúc tất cả các mẫu cần thiết. Tỷ lệ N/X được xác định theo 4.4. Khối lượng bọt được tính vào tổng lượng nước trộn. Thể tích bọt được điều chỉnh sao cho khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông bọt sau khi bơm là (640 ± 50) kg/m3.
Như vậy, theo quy định trên thì mẫu thử trong phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt cho chế tạo bê tông bọt có thể được lấy tại nơi sản xuất, nơi cung cấp (nơi bán hàng) hoặc tại nơi sử dụng.
Mẫu thử trong phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt dùng cho chế tạo bê tông bọt được lấy tại đâu? (Hình từ Internet)
Trong phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt cho chế tạo bê tông bọt thì để tính thời gian cần thiết để cho ra một mét khối bọt thì sử dụng công thức nào?
Để tính thời gian cần thiết để cho ra một mét khối bọt thì sử dụng công thức tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10654:2015 có quy định như sau:
Chuẩn bị mẫu thử
5.1. Chế tạo dung dịch tạo bọt bằng cách pha chất tạo bọt vào nước theo tỷ lệ do nhà sản xuất chỉ định. Nếu độ pha loãng không được quy định thì phải kiểm tra sơ bộ để xác định độ pha loãng yêu cầu. Ban đầu có thể thử nghiệm pha loãng với tỷ lệ 40 phần nước với 1 phần chất tạo bọt theo thể tích.
5.2. Nạp dung dịch tạo bọt đã được chuẩn bị vào máy tạo bọt với lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị.
5.3. Nối máy tạo bọt với nguồn khí nén, điều chỉnh áp suất theo khuyến cáo của nhà sản xuất chất tạo bọt đang được thử nghiệm.
5.4. Xác định năng suất của máy tạo bọt theo trình tự sau: Xác định thể tích và khối lượng thùng cân bọt. Dùng đồng hồ bấm giờ đo thời gian cần thiết để điền đầy thùng cân bằng bọt sau đó cân lại thùng. Gạt bỏ bọt dư thừa bằng cách giữ tấm gạt phẳng nằm ngang và di chuyển tấm gạt trên miệng của thùng chứa bọt theo chuyển động cưa. Cân lại thùng chứa bọt. Sử dụng công thức sau để tính thời gian cần thiết để cho ra một mét khối bọt:
(1)
trong đó:
m1 là khối lượng thực của bọt đã điền đầy thùng trước khi gạt phẳng (kg);
m2 là khối lượng thực của bọt trong thùng sau khi gạt phẳng (kg);
T là thời gian cần thiết để điền đầy thùng chứa (min);
V là thể tích của thùng chứa bọt (m3);
T1 là thời gian cần thiết để tạo ra 1m3 bọt (min).
…
Như vậy, theo quy định trên thì trong phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt cho chế tạo bê tông bọt thì để tính thời gian cần thiết để cho ra một mét khối bọt thì sử dụng công thức sau:
Trong đó:
- m1 là khối lượng thực của bọt đã điền đầy thùng trước khi gạt phẳng (kg);
- m2 là khối lượng thực của bọt trong thùng sau khi gạt phẳng (kg);
- T là thời gian cần thiết để điền đầy thùng chứa (min);
- V là thể tích của thùng chứa bọt (m3);
- T1 là thời gian cần thiết để tạo ra 1m3 bọt (min).
Báo cáo kết quả thử nghiệm phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt cho chế tạo bê tông bọt gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10654:2015 thì báo cáo kết quả thử nghiệm phương pháp thí nghiệm chất tạo bọt cho chế tạo bê tông bọt gồm những nội dung sau:
- Định danh mẫu thí nghiệm, bao gồm tên của nhà sản xuất, nhãn hiệu và số lô;
- Loại xi măng và tỷ lệ nước sử dụng;
- Hàm lượng khi trước và sau khi bơm, %;
- Khối lượng thể tích khô của bê tông bọt, kg/m3;
- Độ hút nước, % thể tích;
- Cường độ chịu nén, MPa;
- Tổn thất khí khi bơm, %;
- Cường độ chịu kéo khi bửa, MPa;
- Chênh lệch giữa khối lượng thể tích thiết kế và khối lượng thể tích thực nghiệm trước và sau khi bơm, kg/m3.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?
- Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất ở đâu?
- 02 trường hợp không được gia nhập Hội công chứng viên? Hội viên Hội công chứng viên gồm những ai?