Mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác? Người lao động có được nghỉ làm trong ngày tổ chức tiệc tất niên?

Mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác? Người lao động có được nghỉ làm trong ngày tổ chức tiệc tất niên theo Bộ luật Lao động 2019? Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?

Mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác? Tải về mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác?

Tiệc tất niên là buổi tiệc được tổ chức vào dịp cuối năm (thường là cuối tháng 12 Dương lịch hoặc cuối tháng Chạp Âm lịch) nhằm đánh dấu sự kết thúc của một năm và chuẩn bị đón chào năm mới.

Tiệc tất niên không chỉ là dịp để tổng kết, nhìn lại những thành quả đã đạt được trong năm qua mà còn là cơ hội để gắn kết các thành viên trong gia đình, công ty hoặc cộng đồng.

Tham khảo 02 mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác dưới đây:

Mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác 1

THƯ MỜI DỰ TIỆC TẤT NIÊN


Kính gửi Công ty/Ông/Bà ... (tên khách mời)

Năm 2024 vừa qua, ... (tên công ty) đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình của quý đối tác, khách hàng. Điều đó đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của chúng tôi hôm nay.

Nhân dịp xuân 2025 sắp tới, đại diện Ban lãnh đạo ... (tên công ty) trân trọng kính mời Công ty/Ông/Bà ... (tên khách mời) tham dự tiêc tất niên diễn ra vào ... giờ, ngày ... tháng ... năm ... tại ... (địa điểm tổ chức).

Bữa tiệc thay cho lời cảm ơn sự đồng hành của quý vị và những đóng góp to lớn dành cho công ty chúng tôi.

Sự có mặt của Ông/Bà là niềm vinh hạnh đối với công ty. Hẹn gặp lại vào tiệc tất niên sắp tới!

Trân trọng kính mời!

Mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác 2

THƯ MỜI DỰ TIỆC TẤT NIÊN

Kính gửi Công ty/Ông/Bà ... (tên khách mời)

Năm ..... sắp qua , năm ...... sắp tới, để ghi nhận những sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như đóng góp sức mình không nhỏ vào thành công của công ty như ngày hôm nay và bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đối với công ty ............. (tên công ty đối tác), công ty ............... chúng tôi long trọng tổ chức bữa tiệc tất niên cuối năm, chào mừng năm mới trong không khí vô cùng thân mật và ấm cúng vào hồi .......... ngày .............., tại nhà hàng/khách sạn ...................

Sự góp mặt của quý công ty là niêm vinh hạnh của công ty chúng tôi.

Hân hạnh được đón tiếp quý công ty.

Thay mặt ban lãnh đạo công ty xin trân trọng thông báo và kính mời!

Giám đốc ..............

Mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác? Tải về mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác?

Mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác? Tải về mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác? (hình từ internet)

Người lao động có được nghỉ làm trong ngày tổ chức tiệc tất niên?

Ngày nghỉ lễ, tết của người lao động được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Đối chiếu với quy định trên thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Do đó, theo quy định thì ngày tổ chức tiệc tất niên không thuộc trường hợp người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, nếu ngày tổ chức tiệc tất niên rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm để dự tiệc tất niên.

Trong trường tiệc tất niên không rơi vào ngày nghỉ cuối tuần thì người lao động muốn nghỉ làm để dự tiệc tất niên có thể áp dụng 2 cách sau đây:

(1) Người lao động xin nghỉ phép trừ vào phép năm, được hưởng nguyên lương theo quy định tại điều 113 Bộ luật Lao động 2019.

(2) Xin nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương (Theo quy định tại điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

(1) Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(2) Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
84 lượt xem
Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 các trường đại học cập nhật mới nhất? Lịch nghỉ Tết sinh viên 2025 thế nào?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh thành chính thức? Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mấy ngày?
Pháp luật
Mẫu lời mời dự tiệc tất niên cuối năm hay, ngắn gọn dành cho công ty? Ngày tất niên có phải là ngày lễ lớn?
Pháp luật
Mẫu thư mời dự tiệc tất niên dành cho đối tác? Người lao động có được nghỉ làm trong ngày tổ chức tiệc tất niên?
Pháp luật
Mẫu Thông báo Lịch nghỉ tết dành cho công ty? Văn bản thông báo nghỉ Tết của công ty mới nhất, chi tiết?
Pháp luật
Mẫu Thông báo đi làm trở lại sau nghỉ Tết Nguyên đán của công ty? Hướng dẫn soạn thảo thông báo đi làm trở lại sau nghỉ Tết?
Pháp luật
Tháng 12 có gì đặc biệt? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 12 theo Bộ luật Lao động?
Pháp luật
YEP party văn nghệ là gì? Gợi ý tiết mục văn nghệ cuối năm chọn lọc dành cho công ty, doanh nghiệp?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ? Năm 2025 nghỉ Tết từ ngày bao nhiêu?
Pháp luật
Kế hoạch tổ chức tiệc tất niên công ty cuối năm hay nhất? Có phải thưởng cho người lao động vào tiệc tất niên công ty không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết nguyên đán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết nguyên đán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào