Mẫu thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước mới nhất?
- Mẫu thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước mới nhất?
- Mẫu thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước phải được ghi như thế nào?
- Việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước là trách nhiệm của ai?
- Việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Mẫu thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 17/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về mẫu thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước mới nhất. Tại đây
Mẫu thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước phải được ghi như thế nào?
Căn cứ theo Mẫu 17/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP hướng dẫn cách ghi thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự như sau:
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 17/BTNN:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) (4) Ghi thông tin của người bị thiệt hại theo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
(5) Ghi tên văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án quy định tại Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(6) Ghi tên cơ quan thực hiện việc phục hồi danh dự.
(7) Ghi theo một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự thì ghi:
“Về việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai:
- Dự kiến thời gian :…………………………………………………………………..
- Dự kiến địa điểm :……………………………………………..………………………
Về việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai:
- Dự kiến tờ báo đăng:………………………………………………………..............
- Dự kiến việc đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử của........(tên cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ)..... (nếu cơ quan có Cổng thông tin điện tử)”.
- Trường hợp yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thì ghi:
“Về việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai:
- Dự kiến tờ báo đăng:………………………..………………………………..............
- Dự kiến việc đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử của........(tên cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ)..... (nếu cơ quan có Cổng thông tin điện tử)”.
Phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường
1. Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường.
2. Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này.
3. Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước là trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường.
Việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Phục hồi danh dự
1. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này.
Theo đó, việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước được thực hiện như sau:
- Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
- Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
- Ngày 9 12 có sự kiện gì? Ngày 9 12 là cung gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 9 12?
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?