Mẫu thông báo về việc tổ chức quyên góp của tổ chức tôn giáo mới nhất hiện được quy định như thế nào?
Mẫu thông báo về việc tổ chức quyên góp của tổ chức tôn giáo mới nhất hiện được quy định như thế nào?
Mẫu thông báo về việc tổ chức quyên góp của tổ chức tôn giáo mới nhất hiện được quy định tại Mẫu B47 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP.
Tải về: Mẫu thông báo về việc tổ chức quyên góp của tổ chức tôn giáo mới nhất hiện tại đây.
Mẫu thông báo về việc tổ chức quyên góp của tổ chức tôn giáo mới nhất hiện được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền tiếp nhận thông báo về việc tổ chức quyên góp của tổ chức tôn giáo?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 162/2017/NĐ-CP như sau:
Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp để thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo và từ thiện xã hội trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này về việc tổ chức quyên góp, trong đó nêu rõ mục đích, địa bàn, cách thức, thời gian quyên góp; phương thức quản lý và sử dụng tài sản được quyên góp.
3. Thẩm quyền tiếp nhận thông báo:
a) Trước khi tổ chức quyên góp 05 ngày làm việc, cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp quyên góp trong địa bàn một xã;
b) Trước khi tổ chức quyên góp 10 ngày, cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
c) Trước khi tổ chức quyên góp 15 ngày, cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp quyên góp không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.
4. Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có sổ sách thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch. Tài sản được quyên góp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích đã thông báo, phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo và từ thiện xã hội.
5. Không được lợi dụng danh nghĩa cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để quyên góp nhằm trục lợi hoặc trái mục đích quyên góp.
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền tiếp nhận thông báo về việc tổ chức quyên góp của tổ chức tôn giáo quy định như sau:
- Đối với trường hợp quyên góp trong địa bàn một xã thì trước khi tổ chức quyên góp 05 ngày làm việc thì tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp
- Đối với trường hợp quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì trước khi tổ chức quyên góp 10 ngày, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức quyên góp;
- Đối với trường hợp quyên góp không 2 trường nêu trên thì trước khi tổ chức quyên góp 15 ngày, cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức quyên góp.
Tổ chức tôn giáo có các quyền nào?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tổ chức tôn giáo có các quyền sau:
- Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
- Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
- Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
- Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?