Mẫu thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
Mẫu thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự mới nhất?
Mẫu thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự được quy định là Mẫu số 14-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ
Mẫu thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ?
Tại Mẫu số 14-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ như sau:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra thông báo; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô trống ghi số thông báo (ví dụ: Số: 01/TB-TA).
(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Toà án đang giải quyết.
(4), (5) và (6) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của từng đương sự.
(7) Ghi đầy đủ tên tài liệu, chứng cứ Tòa án đã thu thập được.
(8) Ghi họ tên các đương sự.
Tòa án phải thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn nào?
Căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xác minh, thu thập chứng cứ như sau:
Xác minh, thu thập chứng cứ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
c) Trưng cầu giám định;
d) Định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.
4. Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại các điểm a, g và h khoản 2 Điều này.
Khi Thẩm tra viên tiến hành biện pháp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải thông báo về tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
6. Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Chiếu theo quy định trên, Tòa án phải thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ để đương sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Lưu ý:
Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
- Trưng cầu giám định;
- Định giá tài sản;
- Xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
- Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
- Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa có là hành vi trốn thuế? Sử dụng không hợp pháp hóa đơn bị phạt cao nhất bao nhiêu tiền?
- Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho Đoàn viên thanh niên tỉnh Hải Dương năm 2024 như thế nào?
- Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là gì? Có khuyến khích nhà đầu tư tham gia đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực này?
- Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ gia đình làm nghề muối ở nông thôn trong trường hợp nào?
- Luật Nghĩa vụ quân sự mới nhất năm 2025? Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đi Nghĩa vụ quân sự năm 2025?