Mẫu thông báo về việc đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất là mẫu nào?
- Mẫu thông báo về việc đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất là mẫu nào?
- Tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì thông tin mô tả trên Phiếu yêu cầu đăng ký có nội dung gì?
- Bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng bản điện tử có giá trị pháp lý như bản chính đúng không?
Mẫu thông báo về việc đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất là mẫu nào?
Mẫu thông báo về việc đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất là mẫu số 12d tại Phụ lục IV được ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu thông báo về việc đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất tại đây.
Mẫu thông báo về việc đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì thông tin mô tả trên Phiếu yêu cầu đăng ký có nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mô tả tài sản bảo đảm trên Phiếu yêu cầu đăng ký
1. Việc mô tả tài sản bảo đảm phải xác định được phạm vi động sản được dùng để bảo đảm. Trường hợp tài sản thuộc một trong các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 hoặc 8 Điều này thì việc mô tả tài sản bảo đảm phải có thêm thông tin được quy định tại khoản đó.
Phạm vi động sản được dùng để bảo đảm có thể là một, một số hoặc toàn bộ động sản hiện có hoặc động sản hình thành trong tương lai. Trường hợp mô tả tài sản bảo đảm theo nội dung không giới hạn tài sản thì việc đăng ký chỉ có hiệu lực đối với tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định này.
Người yêu cầu đăng ký tự chịu trách nhiệm về thông tin mô tả tài sản bảo đảm.
2. Tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì thông tin mô tả phải có số khung của phương tiện. Trường hợp tài sản này là tài sản hình thành trong tương lai mà không có thông tin về số khung thì phải mô tả rõ là tài sản hình thành trong tương lai, nếu là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc kho hàng thì mô tả theo thông tin quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Tài sản bảo đảm là tàu cá; phương tiện giao thông đường thủy nội địa; phương tiện giao thông đường sắt hoặc phương tiện chuyên dùng trên đường bộ, đường thủy, đường sắt thì thông tin mô tả phải có tên phương tiện, tên hoặc họ, tên chủ phương tiện hoặc tên hoặc họ, tên chủ sở hữu phương tiện, số đăng ký phương tiện (nếu có), cơ quan cấp Giấy chứng nhận ghi trên Giấy chứng nhận, nhãn hiệu (nếu có), cấp phương tiện (nếu có).
...
Theo đó, tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì việc mô tả tài sản bảo đảm trên Phiếu đăng ký phải có thông tin mô tả phải có số khung của phương tiện.
Lưu ý:
Trong trường hợp tài sản này là tài sản hình thành trong tương lai mà không có thông tin về số khung thì phải mô tả rõ là tài sản hình thành trong tương lai, nếu là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc kho hàng thì mô tả theo thông tin quy định tại khoản 4 Điều 45 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng bản điện tử có giá trị pháp lý như bản chính đúng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 22 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký
1. Người yêu cầu đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 5 Điều 8 Nghị định này có quyền đề nghị cơ quan đăng ký đã cấp văn bản chứng nhận đăng ký thực hiện cấp bản sao văn bản chứng nhận này theo Mẫu số 08d, Mẫu số 11b hoặc Mẫu số 11c tại Phụ lục.
2. Việc yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký được thực hiện theo cách thức quy định tại Điều 13 Nghị định này.
3. Thời hạn cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký áp dụng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định này; việc trả bản sao được thực hiện theo cách thức quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Bản sao văn bản chứng nhận đăng ký bằng bản điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy và có giá trị pháp lý như bản chính.
4. Trường hợp người yêu cầu đăng ký có đề nghị Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản gửi bản sao văn bản chứng nhận đăng ký kèm theo Thông báo về việc đăng ký thế chấp hoặc về việc đăng ký thay đổi hoặc về việc xóa đăng ký đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, tàu cá, động sản khác đến cơ quan đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng hoặc đăng ký quyền lưu hành tài sản thì Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản có trách nhiệm gửi giấy tờ, tài liệu này đến cơ quan liên quan.
Văn bản quy định tại khoản này có thể được cấp bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo yêu cầu. Trường hợp bằng bản điện tử thì được kết nối, chia sẻ theo quy định tại khoản 4 Điều 53 và khoản 1 Điều 58 Nghị định này.
Thông báo về việc đăng ký thế chấp hoặc về việc đăng ký thay đổi hoặc về việc xóa đăng ký thực hiện theo Mẫu số 12d tại Phụ lục.
Theo đó, bản sao văn bản chứng nhận đăng ký bằng bản điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy và có giá trị pháp lý như bản chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?