Mẫu thông báo về việc chi trả tiền bồi thường Nhà nước mới nhất? Nội dung thương lượng việc bồi thường Nhà nước có bao gồm phương thức chi trả không?
Mẫu thông báo về việc chi trả tiền bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 19/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về mẫu thông báo về việc chi trả tiền bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu thông báo về việc chi trả tiền bồi thường Nhà nước mới nhất.
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 19/BTNN:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) (4) Ghi thông tin của người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(5) Ghi quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ hoặc bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường (tên, số hiệu, ngày ban hành, cơ quan ban hành).
(6) Ghi tên cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
(7) Ghi tên cơ quan tài chính có thẩm quyền.
(8) Ghi một trong hai trường hợp chi trả tiền bồi thường:
- Trường hợp chi trả tiền bồi thường trực tiếp thì ghi:
“….(ghi tên cơ quan chi trả tiền bồi thường)…. mời Ông/Bà đến nhận tiền bồi thường:
- Thời gian:……………………………………………………………………..
- Địa điểm:…………………………………………………………………….”
- Trường hợp chi trả tiền bồi thường qua chuyển khoản thì ghi:
“ …..(Ghi tên cơ quan chi trả tiền bồi thường)…. sẽ tiến hành chi trả tiền bồi thường cho Ông/Bà bằng phương thức chuyển khoản theo thông tin ghi trong Quyết định giải quyết bồi thường số……”.
(9) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Nội dung thương lượng có bao gồm phương thức chi trả tiền bồi thường Nhà nước không?
Căn cứ theo điểm d khoản 5 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Thương lượng việc bồi thường
...
4. Việc thương lượng được thực hiện tại một trong các địa điểm sau đây:
a) Trường hợp người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
b) Trường hợp người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Nội dung thương lượng việc bồi thường bao gồm:
a) Các loại thiệt hại được bồi thường;
b) Số tiền bồi thường;
c) Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
d) Phương thức chi trả tiền bồi thường;
đ) Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
6. Việc thương lượng được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu bồi thường của mình (nếu có);
b) Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;
c) Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường trình bày ý kiến; người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có); cá nhân, đại diện tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;
đ) Đại diện cơ quan tài chính nêu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);
e) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước phát biểu ý kiến.
...
Như vậy, nội dung thương lượng sẽ có bao gồm phương thức chi trả tiền bồi thường Nhà nước.
Trường hợp đã chi trả tiền bồi thường Nhà nước cho người bị thiệt hại mà ra hủy quyết định giải quyết bồi thường thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường
...
2. Hậu quả do hủy quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật này và thu hồi số tiền bồi thường đã tạm ứng (nếu có);
b) Trường hợp đã chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã hoàn trả tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm trả lại số tiền đã thu theo quy định tại Điều 69 của Luật này;
d) Giải quyết các hậu quả khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trường hợp đã chi trả tiền bồi thường Nhà nước cho người bị thiệt hại mà ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi thực hiện kiểm kê tài nguyên nước như thế nào? Kinh phí kiểm kê tài nguyên nước được bố trí từ nguồn nào?
- Kế toán trưởng cơ quan công đoàn là ai? Kế toán trưởng cơ quan công đoàn có được tham gia Ủy ban kiểm tra công đoàn?
- Thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo Nghị định 175? Cơ sở áp dụng hình thức Ban quản lý dự án?
- Điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần từ ngày 20/12/2024 như thế nào?
- Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 thế nào? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú ra sao?