Mẫu Thông báo về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu Thông báo về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự là gì?
- Áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nào?
- Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù được xác định như thế nào?
Mẫu Thông báo về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Thông báo về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu số 92 ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Thông báo về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh:
Tải Mẫu Thông báo về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh: tại đây.
Tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 504 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.
Việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được thực hiện theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật này.
Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
2. Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.
Việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện theo quy định tại Điều 124 của Bộ luật này.
Thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
Như vậy theo quy định trên tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.
Áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Tạm hoãn xuất cảnh
1. Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
b) Bị can, bị cáo.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
...
Như vậy theo quy định trên có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
- Đầu tiên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
- Ngoài ra còn có bị can, bị cáo.
Mẫu Thông báo về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù được xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 124 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Tạm hoãn xuất cảnh
...
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Như vậy theo quy định trên thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?