Mẫu thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đăng ký phân loại bằng hình thức nào?
- Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được vận hành trên môi trường nào?
Mẫu thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT như sau:
Tải về mẫu thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ mới nhất hiện nay tại đây.
Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đăng ký phân loại bằng hình thức nào?
Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đăng ký phân loại bằng hình thức được quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT như sau:
Đăng ký phân loại doanh nghiệp
Doanh nghiệp đăng ký phân loại với Cơ quan tiếp nhận bằng một trong hai hình thức sau:
1. Hình thức trực tuyến: Doanh nghiệp truy cập vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn để đăng ký theo hướng dẫn của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
2. Hình thức trực tiếp:
a) Trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan tiếp nhận.
Hồ sơ gồm: Đề nghị phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP , tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ quan tiếp nhận nhập hồ sơ của doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian chưa xây dựng và áp dụng Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì thực hiện phân loại trực tiếp như sau:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan tiếp nhận theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Cơ quan tiếp nhận nhận hồ sơ; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; thực hiện phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP và Điều 5, khoản 1 Điều 6 Thông tư này; gửi ngay kết quả phân loại qua thư điện tử về Cục Kiểm lâm và lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật;
c) Cục Kiểm lâm công bố danh sách doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đăng ký phân loại bằng một trong hai hình thức sau: Trực tiếp hoặc trực tuyến.
Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được vận hành trên môi trường nào?
Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được vận hành trên môi trường được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT như sau:
Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp
1. Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp được xây dựng theo quy định của pháp luật; ứng dụng để tiếp nhận, lưu trữ thông tin và phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này.
2. Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp có khả năng thay đổi để phù hợp với các quy định hiện hành; phục vụ cho việc phân loại doanh nghiệp thuận lợi, chính xác, kịp thời; hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, bảo đảm phân quyền truy cập, tính bảo mật cao.
3. Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp được xây dựng và vận hành trên môi trường trực tuyến, có giao diện thân thiện với người dùng, phù hợp với thực tiễn, dễ thực hiện trong việc kê khai, tiếp nhận, xử lý hồ sơ; bảo đảm vận hành liên tục, không bị gián đoạn.
4. Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp có khả năng chia sẻ thông tin với hệ thống cơ sở dữ liệu có liên quan: Hệ thống cấp giấy phép FLEGT, Hệ thống quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan và các hệ thống thông tin liên quan khác.
5. Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh mạng, công nghệ thông tin, bảo vệ bí mật an toàn thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được xây dựng và vận hành trên môi trường trực tuyến, có giao diện thân thiện với người dùng, phù hợp với thực tiễn, dễ thực hiện trong việc kê khai, tiếp nhận, xử lý hồ sơ; bảo đảm vận hành liên tục, không bị gián đoạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?