Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ trong cơ quan nhà nước dùng để chuẩn hóa thông tin đầu vào là mẫu nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ trong cơ quan nhà nước dùng để chuẩn hóa thông tin đầu vào là mẫu nào?
- Công tác xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ trong cơ quan nhà nước là trách nhiệm của ai?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ trong các cơ quan nhà nước là hệ thống thông tin như thế nào?
Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ trong cơ quan nhà nước dùng để chuẩn hóa thông tin đầu vào là mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 06/2023/TT-BNV quy định về việc tạo lập và cập nhật dữ liệu như sau:
Tạo lập, cập nhật dữ liệu
1. Chuẩn hóa thông tin đầu vào, quản lý thông tin, dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức: Thống nhất sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để chuẩn hóa thông tin đầu vào, quản lý thông tin, dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.
b) Đối với người lao động: Thống nhất sử dụng mẫu hợp đồng lao động (Phụ lục II) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2023/TT-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ và mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập để chuẩn hóa thông tin đầu vào, quản lý thông tin, dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương. Việc tạo lập, cập nhật dữ liệu đối với người lao động được thực hiện bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
...
Theo đó, đối với cán bộ trong các cơ quan nhà nước sẽ thống nhất sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch để chuẩn hóa thông tin đầu vào, quản lý thông tin, dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương là mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV:
Tải về Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ trong cơ quan nhà nước dùng để chuẩn hóa thông tin đầu vào
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước dùng để chuẩn hóa thông tin đầu vào là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Công tác xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ trong cơ quan nhà nước là trách nhiệm của ai?
05 nguyên tắc cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ trong cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 4 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ trong các cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV gồm:
(1) Công tác xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương là trách nhiệm của Bộ Nội vụ, bộ, ngành, địa phương, cán bộ; được thực hiện thống nhất, đồng bộ, khoa học, phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin của từng cán bộ, kể từ khi được tuyển dụng, ký hợp đồng lao động cho đến khi không còn làm việc tại các cơ quan nhà nước;
Bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành; tập trung tối đa nguồn lực, rút ngắn thời gian trong việc thu thập, chỉnh sửa, cập nhật thông tin cán bộ trong các cơ quan nhà nước.
(2) Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác tuân thủ các quy định sau:
- Quy định của Đảng, pháp luật có liên quan và phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
- Quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
- Các quy định về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan.
(3) Dữ liệu của cán bộ phải bảo đảm tính cập nhật, chính xác theo quy định của pháp luật.
Dữ liệu của cán bộ được quản lý theo độ hạn chế tiếp cận, mã hóa một số trường thông tin để bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin trong công tác cán bộ.
Việc xác định độ hạn chế tiếp cận của dữ liệu thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật về cán bộ.
(4) Người được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý bằng văn bản mới được truy cập, nghiên cứu, sử dụng và khai thác dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật, trừ thông tin của cá nhân người đó hoặc pháp luật có quy định khác.
(5) Không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.
Không yêu cầu khai báo lại các thông tin, dữ liệu đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc trong Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương, trừ trường hợp phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu.
Như vậy, công tác xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ trong cơ quan nhà nước là trách nhiệm của Bộ Nội vụ, bộ, ngành, địa phương, cán bộ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ trong các cơ quan nhà nước là hệ thống thông tin như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV quy định:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ trong các cơ quan nhà nước là hệ thống thông tin được thu thập, tích hợp, chia sẻ dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm để tổng hợp, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan nhà nước các cấp.
Cơ sở dữ liệu quốc gia được hình thành từ nguồn dữ liệu về cán bộ trong các cơ quan nhà nước nêu tại Điều 2 Quy chế này; được quản lý, lưu trữ tập trung tại Bộ Nội vụ do Bộ Nội vụ xây dựng, quản lý, vận hành để phục vụ công tác quản lý vĩ mô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?